Công dụng thuốc Vaciradin

Công dụng thuốc Vaciradin

Thuốc Vaciradin là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn khác nhau như viêm họng, viêm amidan, viêm bể thận, viêm niệu đạo,… Vậy thuốc Vaciradin là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Thuốc Vaciradin là thuốc gì?

Thuốc Vaciradin là thuốc gì? Thuốc Vaciradin là một loại thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với thành phần chính trong mỗi lọ thuốc là 2g Cefradin dưới dạng hỗn hợp Cefradin và L-Arginin tỷ lệ 2:1.

Cefradine là một loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ I. Cefradine có phổ tác dụng trung bình, nó có tác dụng trên các loại vi khuẩn gram dương như là tụ cầu, liên cầu (trừ liên cầu kháng methicillin), phế cầu.

Cefradine cũng có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn gram âm như là E.coli, Shigella, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis.

Các chủng kháng vi khuẩn kháng Cefradine gồm có: Enterococcus, Enterobacter, Staphylococcus kháng methicillin, Proteus có phản ứng indol dương tính, các Pseudomonas aeruginosa, Bacteroid.

Thuốc Vaciradin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi thùy do các cầu khuẩn gram dương nhạy cảm gây ra.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bao gồm: Viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo và cả viêm tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da bao gồm: Áp xe, viêm tấy, chốc lở, mụn nhọt,…
  • Các bệnh nhiễm trùng khác như viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng xương.
  • Phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.

Thuốc Vaciradin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với Cefradine.

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Vaciradin trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với penicillin
  • Bệnh nhân suy thận nặng.
  • Người có tiền sử dị ứng: Hen, phát ban, mề đay.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng thuốc Vaciradin.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Vaciradin

Liều lượng thuốc Vaciradin cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo cho các trường hợp cụ thể như sau:

  • Người lớn: Sử dụng liều 500mg – 1g, 6 giờ một lần, tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hay truyền tĩnh mạch.
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Sử dụng liều 12,5 – 25mg/kg cân nặng, 6 giờ một lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Dự phòng trước, trong và sau phẫu thuật:
    • Đối với trường hợp sinh mổ: Sử dụng liều 1g, tiêm tĩnh mạch sau kẹp cuống rốn. Sau đó tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch liều 1g vào các thời điểm 6 hoặc 12 giờ sau liều thứ nhất.
    • Đối với các trường hợp phẫu thuật khác: Sử dụng liều 1g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trước khi phẫu thuật 0,5 – 1,5 giờ. Sau đó cư 4 – 6 giờ tiêm một lần với liều 1g/lần, trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật. Tổng liều không quá 8g/ngày.

Một số chú ý về liều lượng và cách sử dụng thuốc Vaciradin:

  • Khi sử dụng liều thuốc Vaciradin tới 300mg/kg cân nặng cho trẻ em bị ốm nặng cũng không có phản ứng phụ rõ rệt. Liều thuốc Vaciradin tối đa cho trẻ em không quá 8g/ngày.
  • Cần phải giảm liều đối với bệnh nhân bị suy thận, nên sử dụng liều thuốc ban đầu là 750mg, sau đó duy trì với các liều 500mg/lần. Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc như sau:
    • Độ thanh thải Creatinin > 20ml/phút: 6 – 12 giờ tiêm thuốc 1 lần.
    • Độ thanh thải Creatinin từ 15 – 19ml/phút: 12 – 24 giờ tiêm thuốc 1 lần.
    • Độ thanh thải Creatinin từ 10 – 14ml/phút: 24 – 40 giờ tiêm thuốc 1 lần.
    • Độ thanh thải Creatinin từ 5 – 9ml/phút: 40 – 50 giờ tiêm thuốc 1 lần.
    • Độ thanh thải Creatinin
  • Thuốc Vaciradin cần được bảo quản ở nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ tốt nhất là từ 15 – 30°C.
  • Dung dịch thuốc Vaciradin sau khi pha sẽ có hiệu lực trong vòng 2 giờ ở nhiệt độ phòng và có hiệu lực trong 24 giờ khi để trong ngăn mát tủ lạnh ở 5°C.
  • Các dung dịch truyền chứa Vaciradin có hiệu lực trong 10 giờ khi bảo quản ở nhiệt độ phòng và có hiệu lực trong 48 giờ khi bảo quản ở nhiệt độ 5°C. Nếu thuốc được bảo quản ở nhiệt độ lạnh ngay sau khi hòa tan với nước cất pha tiêm, dung dịch thuốc trong chai gốc sẽ có hiệu lực trong 6 tuần ở nhiệt độ -20°C.
  • Dung dịch thuốc Vaciradin sau khi hòa tan có thể bị thay đổi màu sắc từ vàng rơm nhạt thành màu vàng. Tuy nhiên, sự thay đổi màu sắc này không ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Vaciradin

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Vaciradin bao gồm:

  • Phản ứng quá mẫn
  • Sốt
  • Phản ứng giống bệnh huyết thanh.
  • Phản vệ
  • Ban da
  • Mày đay
  • Tăng bạch cầu ưa eosin

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Vaciradin gồm có:

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Vaciradin gồm có:

  • Có thể xảy ra tình trạng hoại tử ống thận cấp sau khi sử dụng thuốc với liều cao và thường có liên quan đến người có tiền sử suy thận, người cao tuổi hoặc sử dụng đồng thời với các loại thuốc cũng có độc tính trên thận như là kháng sinh nhóm aminoglycosid.
  • Viêm thận kẽ cấp tính.

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Vaciradin gồm có:

Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Vaciradin, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Hiện nay, những thông tin về tương tác thuốc Vaciradin chưa rõ ràng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, tương tác thuốc thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị về các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng đang sử dụng. Từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ để chỉ định người bệnh sử dụng thuốc sao cho hiệu quả nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-vaciradin/

Công dụng thuốc Moxilaf Previous post Công dụng thuốc Moxilaf
Công dụng thuốc Xtampza ER Next post Công dụng thuốc Xtampza ER