Công dụng thuốc Septax 1g

Công dụng thuốc Septax 1g

Septax 1g là thuốc điều trị các tình trạng nhiễm trùng tại đường hô hấp dưới, ổ bụng, da, tiết niệu, xương khớp và hệ thống thần kinh trung ương… Tuy nhiên, Septax 1g có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

1. Septax 1g là thuốc gì?

Septax 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm/ tiêm truyền tĩnh mạch, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ.

Thành phần trong thuốc Septax 1g:

  • Ceftazidim bào chế dưới dạng bột hỗn hợp vô khuẩn Ceftazidim pentahydrat và natri carbonat với hàm lượng 2g;
  • Các tá dược khác vừa đủ hàm lượng thuốc.

2. Chỉ định dùng thuốc Septax 1g

Thuốc Septax 1g được chỉ định trong điều trị các tình trạng sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới;
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da;
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có hoặc chưa biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp;
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa;
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng;
  • Nhiễm khuẩn hệ thống thần kinh trung ương.

3. Liều lượng, cách dùng thuốc Septax 1g

Liều Septax thường dùng ở người lớn là 1g mỗi 8 giờ/ lần hoặc 2g mỗi 12 giờ/ lần, tiêm bắp sâu hoặc truyền tĩnh mạch. Không cần điều chỉnh liều Septax đối với người bệnh suy chức năng gan.

Liều Septax gợi ý trong trường hợp bệnh nhân suy thận như sau:

  • Độ thanh thải creatinin 50-31ml/ phút liều 1 gam mỗi 12 giờ / lần;
  • Độ thanh thải creatinin 30-16ml/ phút liều 1 gam mỗi 24 giờ/ lần;
  • Độ thanh thải creatinin 15-6ml/ phút liều 500mg mỗi 24 giờ/ lần;
  • Độ thanh thải creatinin

Liều Septax cho bệnh nhi theo chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo dưới đây :

  • Trẻ sơ sinh (0-4 tuần): Liều Septax 30mg/ kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ/ lần
  • Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi: Liều Septax 30-50mg/ kg tiêm tĩnh mạch tối đa 6g/ngày mỗi 8 giờ/ lần

Liều Septax cho người cao tuổi:

  • Liều thông thường không nên vượt quá 3g/ ngày, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 70 tuổi.

Cách dùng thuốc Septax:

  • Thuốc Septax được tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu: Thường tiêm Septax vào góc phần tư phía trên của mông hoặc phần bên của bắp đùi;
  • Chỉ dẫn pha dung dịch tiêm truyền Septax:
    • Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc Ceftazidime 1g trong 3ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch lilocain hydroclorid hàm lượng 0,5 % hay 1%.
    • Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc Ceftazidime 1g trong 10ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch dextrose hàm lượng 5% hay natri clorid 0,9%.
    • Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc Ceftazidime trong các dung dịch như trong tiêm tĩnh mạch nhưng với nồng độ từ 10-20mg/ ml.

Liều thuốc Septax trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Septax cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Septax phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Tác dụng phụ của thuốc Septax

Trong quá trình sử dụng thuốc Septax 1g, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Sưng tại vị trí tiêm truyền thuốc Septax;
  • Quá mẫn;
  • Ngứa, phát ban trên da;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn/ nôn;
  • Đau bụng.

Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Septax thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Septax

Thuốc Septax cần sử dụng thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Tiền sử quá mẫn với hoạt chất Ceftazidime, Cephalosporin và Penicillin;
  • Có phản ứng chéo giữa Cephalosporin với Penicillin;
  • Viêm ruột kết giả mạc có thể xảy ra khi dùng thuốc Septax;
  • Với người bệnh suy thận, nên giảm tổng liều Septax hàng ngày;
  • Nồng độ cao của thuốc Septax có thể gây ra cơn co giật, bệnh não, mất thăng bằng và kích thích thần kinh cơ;
  • Điều trị bằng thuốc Septax có thể làm giảm bớt hoạt tính prothrombin ở những người bị suy thận/ gan hoặc suy dinh dưỡng;
  • Thận trọng dùng thuốc Septax ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa như lỵ;
  • Hoạt chất Cephalosporin trong thuốc Septax được coi là an toàn đối với thai kỳ. Tuy nhiên vẫn nên dùng thuốc Septax cho người mang thai khi thật sự cần thiết;
  • Ceftazidime bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy cần cân nhắc dùng thuốc Septax cho người đang cho con bú;
  • Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Septax, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc đang dùng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Septax 1g, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-septax-1g/

Công dụng thuốc Sartanpo Previous post Công dụng thuốc Sartanpo
Công dụng thuốc Greaxim Next post Công dụng thuốc Greaxim