Công dụng thuốc Genotaxime

Công dụng thuốc Genotaxime

Thuốc Genotaxime có thành phần chứa hoạt chất Cefotaxim (dưới dạng Cefotaxim natri) với hàm lượng 1 gam. Vậy thuốc Genotaxime công dụng là gì, được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?

1. Công dụng của thuốc Genotaxime

Thuốc Genotaxime được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương khớp, viêm màng não, viêm màng tim do cầu khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phổi gây ra bởi Streptococcus pmeumoniae
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục: lậu không biến chứng (hậu môn, cổ tử cung, niệu đạo).
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa: Viêm màng trong dạ con, viêm vùng xương chậu, viêm tế bào mô chậu.
  • Nhiễm khuẩn cấu trúc da, da và mô mềm.
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có bao gồm cả viêm phúc mạc.
  • Nhiễm khuẩn trên hệ thần kinh trung ương như viêm não thất…
  • Dự phòng trong nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Không chỉ định sử dụng thuốc Genotaxime trên các đối tượng sau:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với Cefotaxime, với những kháng sinh nhóm Cephalosporin và bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc Genotaxime.
  • Không dùng cho đối tượng là phụ nữ đang mang thai, bà mẹ đang cho con bú.
  • Chống chỉ định tiêm bắp cho đối tượng là trẻ em

2. Cách dùng và liều dùng của thuốc Genotaxime

2.1. Cách dùng

Thuốc Genotaxime được sản xuất dưới dạng bột pha tiêm, trước khi sử dụng cần phải pha với dung dịch tiêm truyền với liều lượng thích hợp. Genotaxime có thể được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, quá trình sử dụng thuốc được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

2.2. Liều dùng của thuốc Genotaxime

Liều lượng sử dụng của thuốc Genotaxime phải tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, mức độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh, tình trạng của người bệnh, khuyến cáo bệnh nhân cần phải tuân thủ tuyệt đối liều chỉ định của bác sĩ. Liều tối đa hàng ngày không dùng quá 12 gam/ ngày, có thể tham khảo liều dùng dưới đây:

Ở người lớn:

  • Nhiễm khuẩn không có biến chứng dùng liều 1 gam mỗi 12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não dùng liều 2 gam mỗi 6 – 8 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Lậu không có biến chứng sử dụng liều duy nhất 1 gam, tiêm bắp.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật dùng liều 1 gam, tiêm 30 phút trước mổ.

Ở trẻ em:

  • Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tuổi: sử dụng liều từ 50 – 150 mg/ kg cân nặng/ ngày, chia 3 đến 4 lần, có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Trẻ sơ sinh lớn hơn 7 ngày: dùng liều 75 – 150 mg/ kg cân nặng/ ngày, dùng 3 lần/ ngày, tiêm tĩnh mạch.
  • Ở trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh dưới 7 ngày: dùng liều 50 mg/ kg cân nặng/ ngày, dùng 2 lần/ ngày, tiêm tĩnh mạch.

Ở bệnh nhân suy thận có độ thanh thải Creatinine

Nếu bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, cần phải ngưng sử dụng thuốc Genotaxime ngay và đưa người bệnh đi cấp cứu để được điều trị kịp thời. Người bệnh có thể được tiến hành thẩm tách màng bụng hoặc lọc máu để làm giảm nồng độ Cefotaxim trong máu.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Genotaxime

Thuốc Genotaxime được dung nạp tốt, nên những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là những phản ứng tại chỗ như:

  • Phản ứng tại chỗ: đau và viêm khi dùng đường tiêm tĩnh mạch, kích ứng và chai cứng khi tiêm bắp.
  • Các phản ứng quá mẫn như: phát ban, ngứa, sốt, tăng bạch cầu ái toan
  • Các phản ứng phụ khác: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc, hoa mắt, nhức đầu, ảo giác, thở khò kèn, đổ mồ hôi, ù tai, có vị kim loại trong miệng, loạn nhịp tim, suy thận cấp, viêm thận kẽ,..

Khuyến cáo bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc Genotaxime, nếu gặp bất cứ tác dụng ngoại ý nào cần ngưng sử dụng thuốc ngay và báo ngay cho bác sĩ để được xử lý hiệu quả và kịp thời.

4. Tương tác thuốc Genotaxime

  • Độc tính trên thận tăng lên khi sử dụng đồng thời nhóm kháng sinh Aminoglycoisde với Genotaxime.
  • Chức năng thận bị ảnh hưởng khi dùng liều cao thuốc Genotaxime với thuốc lợi tiểu mạnh như Furosemide.
  • Kết quả dương tính giả có thể xảy ra với các xét nghiệm như: xét nghiệm Fehling, xét nghiệm Benedict, xét nghiệm Coomb trực tiếp và những xét nghiệm lâm sàng.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Genotaxime

  • Thận trọng ở người bệnh có tiền sử của bản thân và gia đình có cơ địa dị ứng như mề đay, nổi ban hay hen phế quản.
  • Ở trên bệnh nhân có rối loạn chức năng thận, cần thận trọng vì hoạt chất Cefotaxime tồn tại trong máu lâu hơn, nên khi có chỉ định cần có kéo dài khoảng cách giữa 2 liều dùng.
  • Thận trọng trên đối tượng bệnh nhân có tiền sử bệnh lý trên đường tiêu hóa, viêm đại tràng.
  • Ở người bệnh có tình trạng ăn uống kém, đang nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa, đang trong tình trạng suy kiệt hoặc người già cần theo dõi lâm sàng cẩn thận hơn vì có thể xảy ra các triệu chứng thiếu Vitamin K.
  • Đối với các ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc chưa có báo cáo.
  • Bảo quản thuốc Genotaxime ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao vì các tác nhân này có thể gây ra tình trạng biến đổi các chất có trong thuốc, nhiệt độ bảo quản thích hợp dưới 30 độ C.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-genotaxime/

Lưu ý khi dùng thuốc Lercanidipine Previous post Lưu ý khi dùng thuốc Lercanidipine
Công dụng thuốc Ausdroxil Next post Công dụng thuốc Ausdroxil