Thuốc Acetasol HC là thuốc gì?

Thuốc Acetasol HC là thuốc gì?

Thuốc Acetasol HC chứa hoạt chất axit acetic kết hợp với hydrocortison. Thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ống tai, giảm các triệu chứng ngứa, đỏ hoặc sưng tai.

1. Chỉ định

“Acetasol là thuốc gì?”. Thuốc Acetasol HC chứa hoạt chất axit acetic kết hợp hydrocortison. Thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ống tai, giảm các triệu chứng ngứa, đỏ hoặc sưng tai. Acetasol HC không được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng tai trong (hay còn được gọi là viêm tai giữa).

2. Liều dùng và cách sử dụng

Liều thuốc Acetasol được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý không sử dụng với liều lượng lớn hơn hoặc kéo dài thời gian điều trị bằng thuốc so với khuyến cáo. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên loại bỏ ráy tay và làm sạch tai trước khi điều trị bằng thuốc.

Liều thuốc khuyến cáo đối với dạng bào chế thuốc nhỏ tai ở người bệnh bị nhiễm trùng tai như sau:

  • Người trưởng thành và trẻ em trên 3 tuổi: Nhỏ 3 – 5 giọt thuốc vào tai, lặp lại liều thuốc sau 4 – 6 giờ trong 24 giờ đầu tiên, sau đó duy trì nhỏ 5 giọt/lần x 3 – 4 lần/ngày;
  • Trẻ em dưới 3 tuổi: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Các bước sử dụng thuốc Acetasol HC như sau:

  • Người bệnh nên nằm nghiêng đầu phía tai hướng lên trên, kéo nhẹ nhàng vành tai lên và ra sau đối với người bệnh trưởng thành (kéo nhẹ nhàng xuống dưới và ra sau đối với trẻ em) để giúp làm thẳng ống tai. Nhỏ thuốc vào ống tai, sau đó người bệnh vẫn nên duy trì tư thế nằm nghiêng trong 2 – 5 phút để thuốc chảy hết được vào ống tai. Người bệnh có thể kéo nhẹ nhàng một nút bông vô trùng vào lỗ tai nhằm tránh thuốc chảy ra ngoài, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh nhỏ thuốc vào bông cách 4 – 6 tiếng để giữ ẩm trong ngày điều trị đầu tiên;
  • Lưu ý không để đầu thuốc chạm vào tay, tai…. bởi điều này sẽ làm thuốc bị nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không sử dụng thuốc để nhỏ mắt, miệng, mũi hoặc trên môi. Rửa sạch lại bằng nước trong trường hợp thuốc dính vào những khu vực này;

3. Tác dụng phụ

Thuốc Acetasol có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Phản ứng dị ứng: Khó thở, nổi mề đay, sưng môi, lưỡi, mặt hoặc cổ họng;
  • Kích ứng hoặc bỏng sau khi nhỏ thuốc;
  • Châm chích, đốt nhẹ khi dùng thuốc ở lần đầu tiên;
  • Ở trẻ em có thể gặp phải tác dụng phụ chán ăn, ốm yếu, sụt cân.

Trong trường hợp gặp tác dụng phụ, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Không để thuốc dính vào mắt, miệng hoặc mũi. Rửa sạch bằng nước trong trường hợp thuốc dính vào những bộ phận trên.

Thông báo cho bác sĩ trong trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Acetasol HC cũng như các loại thuốc, thực phẩm, đồ uống bị dị ứng.

Sử dụng thuốc ở trẻ em: Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh độ an toàn của thuốc khi điều trị ở trẻ em dưới 3 tuổi. Do đó, chỉ sử dụng thuốc ở các đối tượng này khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc ở người cao tuổi: Các nghiên cứu cho thấy không cần hiệu chỉnh liều thuốc ở người cao tuổi.

Phụ nữ đang cho con bú: Chỉ sử dụng thuốc Acetasol HC ở phụ nữ đang cho con bú khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.

5. Tương tác thuốc

5.1. Tương tác thuốc – thuốc

Thuốc Acetasol HC có thể gây tương tác với các thuốc sau: Desmopressin, vắc xin Rotavirus sống, loxoprofen, abametapir, aceclofenac, lumiracoxib, acemetacin, macimorelin, meloxicam, bemiparin, moxifloxacin, nabumetone, nadifloxacin,…

Sử dụng đồng thời Acetasol HC và các loại thuốc sau đây có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ: Cam thảo, Alcuronium, Metocurine, Primidone, Colestipol, Rifapentine, Gallamine, Hexafluorenium…

5.2. Tương tác thuốc – đồ uống, thức ăn

Tương tác thuốc với thức ăn và đồ uống có thể làm giảm tác dụng cũng như làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc sử dụng thuốc cùng với thức ăn, đồ uống.

Nguồn tham khảo: drugs.com

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/thuoc-acetasol-hc-la-thuoc-gi/

Thuốc Neotazin điều trị bệnh gì? Previous post Thuốc Neotazin điều trị bệnh gì?
Multivitamin là gì và có tác dụng gì với sức khỏe? Next post Multivitamin là gì và có tác dụng gì với sức khỏe?