Tác dụng phụ và chỉ định của thuốc Varogel s

Tác dụng phụ và chỉ định của thuốc Varogel s

Thuốc Varogel S được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày cấp tính và mạn tính, tăng tiết acid dạ dày, trào ngược dạ dày thực – quản… Người bệnh cần hiểu được công dụng, các lưu ý khi sử dụng Varogel S để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi điều trị.

1. Công dụng của thuốc Varogel S

Varogel S là thuốc gì? Thuốc Varogel S bào chế dưới dạng hỗn dịch uống chứa hoạt chất phối hợp giữa Nhôm hydroxid 611,76mg và Magnese hydroxid 800,4mg. Varogel S được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau đây:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Varogel S trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Varogel S;
  • Người bệnh suy thận nặng;
  • Người bệnh bị giảm Phosphat máu;
  • Người bệnh bị tăng Magnesi máu.

2. Liều dùng của thuốc Varogel S

Thuốc Varogel S tác động theo cơ chế trung hòa axit dạ dày. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Thuốc Varogel S nên được uống sau bữa ăn 1 giờ hoặc trước bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả tối ưu, lắc kỹ thuốc trước khi sử dụng. Một số khuyến cáo về liều dùng Varogel S như sau:

  • Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cấp tính, mạn tính: Người trưởng thành uống 10ml/lần x 2 – 4 lần/ngày;
  • Điều trị triệu chứng tăng tiết acid dạ dày (ợ chua, nóng rát…), trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng dạ dày kích thích: Người trưởng thành uống 10ml/lần x 2 – 4 lần/ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Varogel S

Thuốc Varogel S có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Táo bón, cứng bụng, chát miệng, buồn nôn, nôn, phân rắn, phân có màu trắng;
  • Điều trị bằng Varogel S trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm Phosphat máu, ngộ độc nhôm, nhuyễn xương;
  • Người bệnh suy thận điều trị bằng Varogel S có thể dẫn đến bệnh não, thiếu máu hồng cầu nhỏ, sa sút trí tuệ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Varogel S

Người bệnh cần sử dụng thuốc Varogel S theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ điều trị. Trường hợp sau 2 tháng điều trị nhưng triệu chứng bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Varogel S và thông báo cho bác sĩ điều trị.

Lưu ý không sử dụng quá 6 gói thuốc Varogel S trong một ngày khi không có chỉ định của bác sĩ. Thận trọng khi điều trị bằng Varogel S ở người bệnh suy thận, suy tim sung huyết, xơ gan, phù, chế độ ăn ít natri, người bệnh vừa mới bị chảy máu đường tiêu hóa. Người cao tuổi điều trị bằng thuốc có nguy cơ bị táo bón cao hơn.

Varogel S nói riêng và các thuốc antacid nói chung được coi là an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai trong thời gian ngắn. Tuy vậy việc sử dụng thuốc ở phụ nữ đang mang thai cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ nhưng chưa đủ khả năng gây ảnh hưởng xấu đến trẻ bú mẹ. Vì vậy việc sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh lý.

5. Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời Varogel S với các thuốc sau có thể làm giảm tác dụng của Varogel: Digoxin, Tetracyclin, muối sắt, Indomethacin, Allopurinol, Isoniazide, Phenothiazin, Penicilamin, Ketoconazol, Benzodiazepin, Itraconazol… Vì vậy trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng cần uống các thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ.

Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Varogel S, tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị các loại thuốc đang sử dụng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều trị.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/tac-dung-phu-va-chi-dinh-cua-thuoc-varogel-s/

Công dụng thuốc Clanzacr 200mg Previous post Công dụng thuốc Clanzacr 200mg
Công dụng của thuốc Galcholic 200 Next post Công dụng của thuốc Galcholic 200