Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ sơ sinh

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ sơ sinh

Da của bé rất nhạy cảm, vì vậy, việc chăm sóc đúng cách là điều cần thiết. Sử dụng đúng cách thuốc bôi ngoài da giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe của trẻ.

1. Lưu ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh

Một em bé sơ sinh được sinh ra với làn da nhăn nheo và một lớp sáp trắng bảo vệ được gọi là vernix – sẽ bong ra một cách tự nhiên trong tuần đầu tiên sau sinh. Không cần phải vội vàng thoa hoặc điều trị bằng kem dưỡng hay dầu dưỡng cho trẻ ở thời kỳ này. Nếu em bé được sinh ra quá ngày dự sinh, quá trình này có thể kết thúc khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ.

Với chăm sóc da trẻ sơ sinh, lời khuyên là “ít hơn là tốt hơn.” Dưới đây là các mẹo giúp bảo vệ em bé của bạn khỏi bị dị ứng và phát ban:

  • Không tắm cho bé thường xuyên: Tắm quá nhiều – hơn ba lần mỗi tuần trong năm đầu đời – làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da của em bé. Điều đó có thể khiến da bé bị tổn thương và khô ráp. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm. Ngoại trừ chảy nước dãi và thay tã, trẻ sơ sinh thường không bị bẩn lắm. Trong khoảng tháng đầu tiên, tắm bằng bọt biển hai hoặc ba lần một tuần sẽ giúp con bạn sạch sẽ, an toàn. Giữa các bước, chỉ cần làm sạch miệng và vùng quấn tã của em bé bằng một ít nước hoặc xà phòng. Tắm bọt biển một lần một tuần (hoặc thậm chí ít hơn) là cho trẻ sơ sinh vẫn còn dây rốn.
  • Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm dành cho em bé trong những tháng đầu. Điều này có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé.
  • Giặt quần áo của trẻ trước khi mặc: Chỉ sử dụng các loại nước giặt dành cho trẻ em không có mùi thơm và không có thuốc tẩy. Giặt riêng quần áo, giường chiếu, chăn màn của trẻ nhỏ với đồ giặt của gia đình. Hoặc sử dụng cùng một loại bột giặt cho cả gia đình.
  • Với các loại kem bôi da, hãy chọn loại ít thành phần, bố mẹ hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm và chọn những loại có ít thành phần nhất và không chứa paraben, formaldehyt hoặc nhiều hương thơm:
  • Kem chống hăm: Sử dụng dầu khoáng hoặc kem oxit kẽm.
  • Kem dưỡng ẩm: Các bác sĩ da liễu nhi khoa cho rằng dầu khoáng là “tiêu chuẩn vàng”, chất kem tuy nhờn nhưng rẻ và hiệu quả, đặc biệt hiệu quả trong chống lại các vấn đề về da như bệnh chàm.

Tắm cho bé
Tắm quá nhiều – hơn ba lần mỗi tuần trong năm đầu đời – làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da của em bé

2. Những lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ

Cách thoa kem bôi hoặc thuốc mỡ cho trẻ em:

  • Luôn rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi thực hiện bôi thuốc cho trẻ, dùng thìa hoặc dụng cụ chuyên dụng để lấy kem trong hũ.
  • Điều đầu tiên cần làm là kiểm tra nhãn để đảm bảo bạn biết loại kem mình sắp thoa cho bé. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có nhiều hơn một loại kem bôi.
  • Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể giải thích những gì bạn sẽ làm để giúp chúng trấn an.
  • Tháo nắp và bóp kem vào đầu ngón tay của bạn
  • Số lượng bạn cần sẽ phụ thuộc vào kích thước của khu vực được điều trị. Sử dụng đủ lượng chế phẩm để phủ một lớp kem mỏng lên vùng được điều trị.
  • Thoa kem xuôi theo chiều lông mọc.
  • Luôn thoa các loại kem này trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem làm mềm da
  • Rửa tay lại bằng xà phòng và nước nóng, lau thật khô.

Rửa tay
Hãy nhỡ luôn rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi thực hiện bôi thuốc cho trẻ

Đối với kem làm mềm da:

Chất làm mềm là phương pháp điều trị dưỡng ẩm được áp dụng cho da để giảm sự mất nước và bao phủ nó bằng một lớp màng bảo vệ.

  • Chúng thường được sử dụng để giúp kiểm soát các tình trạng da khô hoặc có vảy như bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
  • Các loại kem và thuốc mỡ làm mềm da có xu hướng ở dạng ống lớn, hũ hoặc bình bơm. Các loại kem này nên được thoa thường xuyên trong ngày để giúp da bé luôn trong tình trạng tốt.
  • Thoa chất làm mềm lên tất cả các vùng da, ngay cả vùng da đang cải thiện.
  • Đối với chất làm mềm có trong ống hoặc bình bơm, thoa trực tiếp lượng cần thiết lên da.
  • Đối với các loại kem để trong hũ, hãy dùng thìa chuyên dụng hoặc thìa sạch để múc kem, không cho tay vào hộp vì có thể nhiễm trùng.
  • Nếu bạn đang thoa kem lên vùng da có lông, hãy thoa theo chiều lông mọc.

Bôi kem cho trẻ sơ sinh
Nếu bạn đang thoa kem lên vùng da có lông, hãy thoa theo chiều lông mọc

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn, medicinesforchildren.org.uk

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/luu-y-khi-dung-thuoc-boi-ngoai-da-cho-tre-so-sinh/

Bempedoic Acid: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng Previous post Bempedoic Acid: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Kháng sinh Amoxicillin có dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú? Next post Kháng sinh Amoxicillin có dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú?