Công dụng thuốc Triaxobiotic 1000

Công dụng thuốc Triaxobiotic 1000

Thuốc Triaxobiotic 1000 có thành phần chính là Ceftriaxone hàm lượng 1000 mg, thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, tiết niệu, xương khớp hay trong nhiễm khuẩn huyết… Tìm hiểu các thông tin cần thiết về thành phần, cách sử dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Triaxobiotic 1000 sẽ mang lại người bệnh hiệu quả điều trị tốt nhất.

1. Triaxobiotic 1000 là thuốc gì ?

Thuốc Triaxobiotic được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Ceftriaxon hàm lượng 1000 mg.
  • Tá dược: Vừa đủ 1 lọ 1000mg.

2. Thuốc Triaxobiotic 1000 có tác dụng gì?

Thuốc Triaxobiotic được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Triaxobiotic 1000

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Triaxobiotic 1000.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc kháng sinh chứa Ceftriaxon.
  • Tiền sử dị ứng với các loại kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam.
  • Trẻ sinh non.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Triaxobiotic 1000

4.1. Cách sử dụng

Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch

  • Tiêm tĩnh mạch: Pha một lọ Triaxobiotic với 10ml nước cất pha tiêm, tiêm tĩnh mạch chậm từ 2-4 phút.
  • Tiêm bắp: Pha một lọ Triaxobiotic với 3,5 ml dung dịch Lidocain 1%.
  • Truyền tĩnh mạch: Pha 2 lọ Triaxobiotic với 10 ml nước cất. Sau đó, pha loãng với dung dịch NaCl 0,9%, Glucose 5%, Glucose 10% hay dung dịch chứa cả NaCl và Glucose. Truyền trong ít nhất 30 phút.

Lưu ý:

  • Không pha thuốc với dung dịch có chứa Canxi, hay dung dịch Ringer lactat.
  • Thuốc có thể được sử dụng phối hợp với các loại kháng sinh khác, tùy vào mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ.

4.2. Liều dùng:

Người lớn hoặc trẻ > 12 tuổi

  • Liều thông thường: Tiêm 1 – 2 ống (1000-2000mg) x 1 – 2 lần/ngày. Có thể nâng liều lên 4 ống (4000mg)/ngày ở trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
  • Liều dư phòng nhiễm khuẩn: Tiêm 1 ống (1000mg)/lần, liều duy nhất trước phẫu thuật 30 phút đến 2 giờ.

Trẻ em

  • Liều thông thường: Tiêm 50-75 mg/kg x 1 – 2 lần/ngày. Tiêm không quá 2000 mg/ngày

Trẻ sơ sinh

  • Liều thông thường: Tiêm 50/kg/lần x 1 lần/ngày.

Viêm màng não

  • Liều tấn công: Tiêm 100 mg/kg. Tiêm không quá 4000 mg/ngày.
  • Liều duy trì: Tiêm 100 mg/kg/lần x 1 lần/ngày.

Thời gian điều trị viêm màng não từ 7 – 14 ngày, nguyên nhân do Streptococcus pyogenes, điều trị ít nhất 10 ngày.

Bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận

Sử dụng liều dựa trên hệ số thanh thải Creatinin (CrCl)

  • Liều CrCl

Bệnh nhân thẩm phân máu

  • Liều: Tiêm 2000 mg/ngày và cuối đợt thẩm phân. Duy trì được trong 72 giờ.

Lậu không biến chứng

  • Liều: Tiêm bắp 250 mg liều duy nhất.

5. Lưu ý khi sử dụng Triaxobiotic 1000

Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Triaxobiotic 1000

Điều trị bằng thuốc Triaxobiotic 1000 với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy. Triệu chứng ở da như nổi ban, ngứa, phản ứng da.
  • Ít gặp: Triệu chứng toàn thân như sốt, phù, viêm tĩnh mạch. Bất thường trên công thức máu như giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu. Triệu chứng ở da như mày đay.

Nên ngừng thuốc ngay khi phát hiện những triệu chứng trên sau khi sử dụng thuốc Triaxobiotic 1000 hoặc nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị hỗ trợ.

Lưu ý sử dụng thuốc Triaxobiotic 1000 ở các đối tượng

  • Thận trọng khi dùng thuốc Triaxobiotic 1000 ở người suy giảm chức năng gan, thận nặng, cần giảm liều ở đối tượng này.
  • Người suy nhược hoặc ốm nặng dễ có nguy cơ ngộ độc toàn thân với Lidocain nên thận trọng khi sử dụng đường tiêm bắp.
  • Người đang có chế độ ăn kiểm soát muối Natri.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú: Các nghiên cứu lâm sàng trong điều trị Triaxobiotic 1000 ở đối tượng này còn hạn chế, vì thế nên cân nhắc sử dụng Triaxobiotic 1000 trong thai kỳ trừ những trường hợp thật sự cần thiết.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc không bị ảnh hưởng nhiều sau khi sử dụng Triaxobiotic 1000.

6. Tương tác thuốc Triaxobiotic 1000

Tương tác với các thuốc khác

  • Không nên pha lẫn Triaxobiotic 1000 với các loại kháng sinh khác.
  • Dùng dụng cụ tiêm, truyền có chứa canxi hoặc dùng chung thuốc với chế phẩm có chứa Canxi có thể tạo kết tủa dẫn đến tắc mạch, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Các thuốc làm tăng độc tính cho thận khi dùng chung với Triaxobiotic 1000:
  • Gentamycin.
  • Aminoglycosid.
  • Furocemid.
  • Amsacrin.
  • Fluconazol.
  • Colistin.
  • Probenecid làm tăng nồng độ thuốc Triaxobiotic 1000 trong máu do giảm độ thanh thải của thận.
  • Dùng phối hợp Triaxobiotic 1000 với các thuốc chống đông có thể tăng nguy cơ chảy máu.
  • Sử dụng Triaxobiotic 1000 trước khi làm các Test Coombs, Glucose niệu, Galactose có thể gây dương tính giả.

Trên đây là thông tin khái quát và những lưu ý khi sử dụng thuốc Triaxobiotic 1000. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bản thân và gia đình, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trên bao bì sản phẩm Triaxobiotic 1000 và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-triaxobiotic-1000/

Công dụng thuốc Essentiale Previous post Công dụng thuốc Essentiale
Công dụng thuốc Loperaglobe Next post Công dụng thuốc Loperaglobe