Công dụng thuốc Tobramycin-TV

Công dụng thuốc Tobramycin-TV

Thuốc Tobramycin-TV thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Thuốc Tobramycin-TV chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

1. Thuốc Tobramycin-TV là thuốc gì?

Thuốc Tobramycin-TV có thành phần chính là hoạt chất Tobramycin dưới dạng Tobramycin Sulfat 40mg/ml và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch tiêm, đóng gói thành hộp gồm 10 ống, hộp 20 ống, hộp 50 ống, hộp 100 ống, mỗi ống x 1ml.

2. Công dụng thuốc Tobramycin-TV

2.1 Công dụng – chỉ định

Thuốc Tobramycin-TV được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:

Các bệnh nhiễm khuẩn nặng đã được xác định hoặc đang nghi ngờ mắc bệnh do các vi khuẩn Gram âm và một số vi khuẩn nhạy cảm khác, đặc biệt là mắc bệnh ở bộ phận tiết niệu.

Phối hợp với một số kháng sinh khác để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như:

2.2 Chống chỉ định

Thuốc Tobramycin-TV chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất Tobramycin hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người có tiền sử bị dị ứng với các loại kháng sinh có chứa aminoglycosid.
  • Người có khả năng nghe kém và người mắc các bệnh liên quan đến thận

Lưu ý: những trường hợp chống chỉ định trên của thuốc cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không được sử dụng vì bất cứ lý do nào để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Tobramycin-TV

Cách dùng: Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch tiêm nên được dùng thông qua đường tiêm tĩnh mạch chậm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp theo sự chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng:

Với trường hợp là người lớn:

  • Người bị nhiễm khuẩn nặng: sử dụng liều 3mg/kg/ngày, chia nhỏ thành 3 liều bằng nhau, mỗi liều sử dụng cách nhau 8 giờ.
  • Người bị nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạng: sử dụng liều 5mg/kg/ngày, chia nhỏ thành 3 hoặc 4 lần/ngày. Khuyến cáo cần giảm liều xuống tới 3mg/kg/ngày càng sớm càng tốt khi điều kiện đáp ứng cơ thể cho phép
  • Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu vừa và nhẹ: sử dụng liều 2-3mg/kg/ngày, chỉ sử dụng 1 liều duy nhất
  • Với trường hợp là trẻ em: sử dụng liều 6-7,5mg/kg/ngày, chia nhỏ thành 3 hoặc 4 lần/ngày
  • Với trường hợp là trẻ sơ sinh đủ tháng từ 1 tuần tuổi trở xuống: có thể sử dụng liều lên tới 4mg/kg/ngày, chia thành 2 liều nhỏ dùng trong ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ

Với trường hợp người bị suy giảm chức năng thận: cần phải tăng khoảng cách giữa các liều cho đối tượng này. Nếu tình trạng suy thận tăng lên thì cần phải giảm liều. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần phải được đo nồng độ Tobramycin huyết thanh thường xuyên. Lưu ý: tránh sử dụng phác đồ điều trị 1 lần/ngày cho người bị suy thận có mức độ thanh thải creatinin (Clcr)

  • Clcr
  • Clcr: 40-60ml/phút: mỗi liều cách nhau 12 giờ
  • Clcr: 20-40ml/phút: mỗi liều cách nhau 24 giờ
  • Clcr: 10-20ml/phút: mỗi liều cách nhau 48 giờ
  • Clcr

Với trường hợp người bị suy giảm chức năng gan: không cần phải điều chỉnh liều, tuy nhiên cần phải giám sát nồng độ thuốc có trong huyết thanh ở người bệnh

Trong trường hợp quá liều: Người dùng có thể sẽ bị yếu cơ kéo dài hoặc bị suy, liệt hô hấp

Cách xử trí: hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu nên việc điều trị quá liều có thể sử dụng các phương pháp như:

  • Thẩm tách phúc mạc hoặc lọc máu để loại bỏ aminoglycosid ra khỏi máu của người bệnh
  • Sử dụng các loại thuốc kháng cholinesterase, muối calci hoặc hô hấp nhân tạo cơ học để giúp điều trị chẹn thần kinh-cơ gây yếu cơ kéo dài hoặc bị suy, liệt hệ hô hấp

4. Tác dụng phụ của thuốc Tobramycin-TV

Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính của thuốc Tobramycin-TV mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng không muốn khác như sau:

Các triệu chứng thường gặp

  • Ảnh hưởng toàn thân: đau và xuất hiện một số phản ứng tại chỗ tiêm
  • Ảnh hưởng đến máu: tăng bạch cầu eosin
  • Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn: viêm tĩnh mạch huyết khối
  • Ảnh hưởng đến gan: tăng transaminase
  • Ảnh hưởng đến tiết niệu – sinh dục: gia tăng quá trình suy giảm chức năng thận ở những người mắc các bệnh liên quan đến thận trước khi bắt đầu điều trị
  • Ảnh hưởng đến tai: tăng độc tính với ốc tai và tiền đình, đặc biệt là với những người có chức năng suy thận giảm

Các triệu chứng ít gặp:

  • Ảnh hưởng toàn thân: đau đầu
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: nôn, buồn nôn
  • Ảnh hưởng đến gan: tăng phosphatase kiềm và lactate dehydrogenase
  • Ảnh hưởng đến tiết niệu – sinh dục: tăng khả năng suy giảm chức năng thận ở người bệnh đang có chức năng thận bình thường
  • Ảnh hưởng đến tai: tăng độc tính ở ốc tai và tiền đình với những người đang có chức năng thận bình thường

Lưu ý: các phản ứng độc hại cho cơ quan thính giác có thể sẽ vẫn tiếp tục phát triển ngay cả sau khi người bệnh đã ngưng sử dụng Tobramycin-TV

Cách xử trí: ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ về tình hình hiện tại của bản thân để tiến hành điều trị các phản ứng bằng các phương pháp như thở oxygen, corticoid, giữ thoáng khí và dùng epinephrin, dùng kháng histamin, …

5. Tương tác thuốc Tobramycin-TV

Người dùng khi sử dụng thuốc cần biết những phản ứng tương tác giữa thuốc Tobramycin-TV với các thuốc khác như sau:

  • Sử dụng đồng thời với các chất chẹn thần kinh – cơ: gây phong bế thần kinh – cơ, liệt hô hấp.
  • Không nên sử dụng đồng thời với các loại vaccine như BCG, Kali nitrat
  • Sử dụng đồng thời với Acid Ethacrynic, furosemid: tăng nồng độ Tobramycin trong mô và huyết tương.
  • Sử dụng đồng thời với Cefotaxim: tăng nồng độ photpho có trong huyết tương.
  • Sử dụng đồng thời với indomethacin: gây độc ở tai và thận/rối loạn chức năng thận.
  • Sử dụng đồng thời với Cisplatin, lysin, cyclosporin, cidofovir: tăng nguy cơ gây độc cho thận và gây rối loạn chức năng thận.
  • Sử dụng đồng thời với piretanid, carboplatin, bumetanid: gây độc cho tai
  • Sử dụng đồng thời với Tacrolimus: hợp lực tăng thêm nguy cơ suy chức năng thận.
  • Sử dụng đồng thời Vancomycin, Capreomycin: gây độc tính cho tai, gây độc cho thận.
  • Sử dụng đồng thời với vaccin các penicillin: làm giảm đi tính hiệu quả của aminoglycosid.

Lưu ý: để giảm thiểu tối đa các phản ứng tương tác xấu xảy ra khi sử dụng thuốc, người dùng cần thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng chung trong quá trình điều trị với Tobramycin-TV

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tobramycin-TV

Khi sử dụng Tobramycin-TV, người dùng cần ghi nhớ một số điều sau:

  • Vì Tobramycin sẽ làm tăng mức độ gây độc cho thính giác khi phối hợp với cephalosporin nên chỉ được sử dụng 1 liều dùng duy nhất/ngày bằng đường tiêm tĩnh mạch sẽ tốt hơn là chia nhỏ liều lượng.
  • Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh nếu trẻ bị mắc bệnh đe dọa đến tính mạng.
  • Cần thận trọng khi sử dụng cho người bị thiểu năng thận trước đó, người bị thiểu năng ở ốc tai, người bị rối loạn tiền đình sau cuộc phẫu thuật hoặc người bị giảm khả năng dẫn truyền thần kinh cơ.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị hen, vì trong sản phẩm có chứa tá dược Natri Metabisulfit có thể sẽ liên quan đến một số phản ứng quá mẫn nghiêm trọng gây ra tình trạng co thắt phế quản.
  • Thận trọng khi sử dụng Tobramycin-TV cho người bị suy tim, người bị lao
  • Cần phải cân nhắc thật cẩn thận khi sử dụng thuốc cho người đang trong quá trình mang thai và không nên sử dụng thuốc khi người mẹ đang trong thời kỳ cho con bú.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thêm được kiến thức về công dụng thuốc Tobramycin-TV trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Lưu ý, thuốc Tobramycin-TV là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ nên người bệnh trước khi dùng cần được thăm khám và kê đơn bởi bác sĩ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-tobramycin-tv/

Công dụng thuốc Taxirid Previous post Công dụng thuốc Taxirid
Công dụng thuốc Toulalan Next post Công dụng thuốc Toulalan