Công dụng thuốc Targosid

Công dụng thuốc Targosid

Thuốc Targosid là thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram dương, viêm phúc mạc qua đường tiêm trong phúc mạc, phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gram dương,… Vậy công dụng thuốc Targosid là gì?

1. Thuốc Targosid có tác dụng gì?

Thuốc Targosid thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus và điều trị ký sinh trùng với thành phần chính là teicoplanin 400mg. Thuốc Targosid có tác dụng trong điều trị những trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram dương kháng cephalosporins và kháng methicillin, đặc biệt là staphylococcus aureus.
  • Viêm phúc mạc qua đường tiêm trong phúc mạc đối với người bệnh đang điều trị bằng thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục.
  • Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gram dương trong phẫu thuật nha khoa trên người bệnh tim có nguy cơ, đặc biệt là người bệnh dị ứng với kháng sinh họ beta-lactams.

2. Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Targosid

Thuốc Targosid được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm, do vậy thuốc được dùng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm trong phúc mạc. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và có thể điều chỉnh phù hợp với khả năng đáp ứng của bệnh nhân như sau:

  • Người lớn chức năng thận bình thường: Ngày 1: tiêm truyền tĩnh mạch 1 liều 6 mg/kg (thường là 400 mg). Những ngày tiếp theo: liều dùng có thể 6 mg/kg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch hoặc 3 mg/kg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần/ngày.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn, nên dùng liều cao nhất và đường tĩnh mạch. nhiễm khuẩn có tiềm năng tử vong: 6 mg/kg x 2 lần/ngày x 1-4 ngày (liều tải), duy trì 6 mg/kg/ngày tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Trẻ em: 10 mg/kg mỗi 12 giờ x 3 liều, tiếp tục 6-10 mg/kg/ngày, liều cao nhất cho nhiễm khuẩn nặng nhất hoặc trẻ em giảm bạch cầu trung tính.
  • Sơ sinh: Ngày 1: 16 mg/kg, duy trì 8 mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch chậm khoảng 30 phút.
  • Suy thận: ClCr: 40-60 mL/phút: giảm nửa liều hoặc dùng cách nhật;
  • Đề phòng viêm nội tâm mạc trong phẫu thuật nha khoa: Tiêm truyền tĩnh mạch 1 liều 400 mg khi bắt đầu gây mê.
  • Bệnh nhân có van tim nhân tạo: nên phối hợp 1 aminoglycoside.
  • Tiêm trong phúc mạc:Bệnh nhân suy thận và viêm phúc mạc thứ phát do thường xuyên thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục: 20 mg teicoplanin cho mỗi lít dịch thẩm phân, sau khi đã tiêm tĩnh mạch 1 liều tải 400 mg, nếu bệnh nhân có sốt. Có thể điều trị trong hơn 7 ngày, liều tiêm trong phúc mạc giảm còn 1⁄2 vào tuần thứ 2 và giảm còn 1⁄4 vào tuần thứ 3

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Targosid

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc Targosid bao gồm:

  • Phản ứng tại chỗ vị trí tiêm như nóng đỏ, ngứa, sưng, kích ứng,…
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Phản ứng huyết học
  • Thay đổi chức năng gan thận
  • Yếu sức
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Co giật sau khi tiêm trong não thất
  • Mất tính lực
  • Ù tai
  • Rối loạn tiền đình
  • Bội nhiễm
  • Một số trường hợp có cảm giác khó chịu trong ngực, tăng nồng độ acid uric và amylase trong máu, nhịp tim nhanh,…
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, phù nề, sưng vùng mặt, mũi, họng, phát ban,… Trường hợp này cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

4. Một số lưu ý trong quá trình dùng thuốc Targosid

Để sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị và giảm thiểu tác dụng không mong muốn thì cần phải lưu ý một số vấn đề như:

  • Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử quá mẫn với Targosid hay bất kỳ dị ứng nào khác. Targosid có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Bạn cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ nắm được bao gồm như thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, các chất được bảo quản, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm,…
  • Thận trọng sử dụng thuốc ở bệnh nhân dị ứng penicillin, bệnh đường tiêu hoá có biến chứng, suy thận, viêm đại tràng mãn tính và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Không được tự ý bỏ liều hay dừng thuốc khi chưa hết liệu trình điều trị, mặc dù triệu chứng có thể đã thuyên giảm.
  • Nếu quên uống một liều thì bạn hãy bổ sung lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thời gian bổ sung không được quá gần với liều tiếp theo và có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như lịch trình ban đầu.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Một số loại thuốc không nên được sử dụng tại hoặc xung quanh thời điểm điều trị bằng thuốc Targosid. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, 2 loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau ngay cả khi chúng có thể xảy ra tương tác. Những trường hợp này bác sĩ cần thay đổi liều lượng hoặc có các biện pháp phòng ngừa khác. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.

Một số thuốc có thể tương tác với Targosid bao gồm:

  • Aminoglycosides
  • Amphotericin B
  • Cyclosporine
  • Ethacrynic acid
  • Cephaloridine
  • Polymyxin B
  • Colistin
  • Furosemide

6. Cách bảo quản thuốc Targosid

Thuốc Targosid được bảo quản với điều kiện như sau:

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng;
  • Tránh ánh sáng;
  • Tránh những nơi ẩm ướt;
  • Không bảo quản Targosid ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá.

Vì mỗi loại thuốc Targosid sẽ có cách bảo quản khác nhau do vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản. Để thuốc xa tầm tay của trẻ nhỏ. Sau khi thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa thì nên xử lý theo đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Targosid vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Targosid an toàn để giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc Targosid có tác dụng trong điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram dương, viêm phúc mạc qua đường tiêm trong phúc mạc, phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gram dương,… Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu bất thường hãy tới ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-targosid/

Cảnh giác với dị ứng kháng sinh Cefotaxim Previous post Cảnh giác với dị ứng kháng sinh Cefotaxim
Công dụng thuốc Kaperamid Next post Công dụng thuốc Kaperamid