Công dụng thuốc Sucramed

Công dụng thuốc Sucramed

Sucramed có tác dụng trong điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Việc dùng thuốc cho bất kỳ đối tượng bệnh nhân nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Vậy thuốc Sucramed có tác dụng gì và nên sử dụng ra sao?

1. Thành phần thuốc Sucramed

Thuốc Sucramed được điều chế dưới dạng bột với thành phần gồm có:

  • Sucralfat 1000mg.
  • Tá dược khác vừa đủ 1 gói.

Thành phần Sucralfat trong thuốc Sucramed được biết đến là một dạng phức chất của muối nhôm và disaccharid sulfat. Khi thuốc đi vào cơ thể, tạo thành phức hợp với các chất từ dịch rỉ kết dính với ổ loét như albumin, fibrinogen. Từ đó tạo thành một hàng rào bao vết loét, ngăn cản tác động của acid, pepsin và mật tới ổ loét.

Khi kết hợp Sucralfat cùng các tá dược, thuốc có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý như:

2. Liều lượng dùng thuốc Sucramed

Thuốc Sucramed được điều chế dưới dạng bột đóng gói, thuốc nên được uống trực tiếp cùng với nước lọc khi cơ thể đang đói. Liều lượng thuốc được khuyến cáo như sau:

  • Người lớn: 1 gói/lần x 2 lần/ngày. Dùng thuốc liên tục và kéo dài cho đến khi vết loét lành hẳn, thông thường 1 đợt điều trị khoảng từ 4-8 tuần tùy tình trạng bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân.
  • Dự phòng tái phát loét: 1 gói/ngày vào buổi tối. Kéo dài 3 tháng, tối đa không quá 6 tháng.
  • Đối với các trường hợp nặng, có thể tăng liều lên đến 4 gói/ngày, tối đa không quá 8 gói/ngày

Khi dùng thuốc bệnh nhân nên cố gắng tuân thủ đúng quy tắc dùng thuốc để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc điều trị bệnh.

3. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Sucramed

Tác dụng phụ chỉ thường xảy ra khi người bệnh dùng quá liều, kéo dài thời gian dùng thuốc. Còn trong trường hợp nếu sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, rất hiếm khi những phản ứng phụ xảy ra.

Một vài tác dụng phụ có thể gặp như: táo bón, khô miệng, nổi mẩn ngứa, chóng mặt và mất ngủ…. Những tác dụng phụ này thường khá nhẹ cũng như có thể giảm dần, biến mất sau một thời gian. Vì thế bệnh nhân không nên quá lo lắng mà cần tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định để đạt được kết quả điều trị tốt.

Trong trường hợp những tác dụng phụ trên kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, lúc này bệnh nhân nên được đi kiểm tra sức khỏe để có hướng can thiệp kịp thời.

4. Chống chỉ định khi dùng thuốc Sucramed

Theo tư vấn, người dùng không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau đây:

  • Người dị ứng với một trong những thành phần của thuốc
  • Người bị suy thận nặng.
  • Thuốc Sucramed không được dùng cho bà bầu, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi. Bởi thuốc có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho cả thai nhi, em bé và sức khỏe của bà mẹ.
  • Những đối tượng chống chỉ định không nên dùng thuốc tránh trường hợp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

5. Cần làm gì khi quên liều và quá liều thuốc Sucramed?

Trong trường hợp quên liều, người bệnh cần uống ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian gần đến lúc uống liều sau người dùng nên bỏ qua liều đã quên.

Quá liều: Thuốc ít hấp thu qua đường tiêu hóa nên hiếm xảy ra tình trạng quá liều. Một vài trường hợp được báo cáo có triệu chứng như tác dụng phụ: Khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau bụng.

Nên hạn chế tối đa tình trạng quên và quá liều, bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh, khiến thời gian điều trị lâu hơn và việc dùng thuốc giảm hiệu quả.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần lưu ý thêm. Thuốc Sucramed có tác dụng lên đường tiêu hóa, vì thế trong quá trình dùng thuốc nên tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng… điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như tác động không tốt cho sức khỏe.

Khi đã nắm rõ công dụng thuốc Sucramed cũng như cách sử dụng, liều lượng người bệnh nên cân nhắc và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì có thể trao đổi thêm để được tư vấn phù hợp.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-sucramed/

Công dụng thuốc Nudipyl 800 Previous post Công dụng thuốc Nudipyl 800
Công dụng thuốc Huobi Next post Công dụng thuốc Huobi