Công dụng thuốc Solezol

Công dụng thuốc Solezol

Thuốc Solezol được sử dụng như một phương pháp dạng tiêm của esomeprazol, khi dạng uống không hiệu quả hoặc không phù hợp. Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh viêm thực quản, trào ngược dạ dày và điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAIDs.

1. Thuốc Solezol có tác dụng gì?

Solezol với thành phần chính esomeprazol, là thuốc dạng tiêm thường được chỉ định thay thế cho esomeprazol đường uống khi không đạt hiệu quả, hoặc không phù hợp điều trị. Thuốc Solezol chỉ định trong điều trị các bệnh trào ngược dạ dày-thực quản ở người bị viêm thực quản và có triệu chứng trào ngược nặng. Thuốc cũng có hiệu quả trong dự phòng và điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAIDs.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Solezol

Đối với dung dịch tiêm, thuốc Solezol được pha với 5ml dung dịch NaCl 0.9% tạo ra hỗn hợp trong suốt, không màu hoặc vàng nhạt. Sau khi pha thuốc tốt nhất nên tiêm ngay, nếu không tiêm ngay thuốc chỉ sử dụng được trong 12 giờ sau pha. Dung dịch được tiêm chậm vào tĩnh mạch trong 3 phút, không được pha trộn hoặc dùng chung dây truyền với các thuốc khác.

Ngoài tiêm tĩnh mạch bằng bơm tiêm, Solezol còn có thể được dùng đường truyền dịch bằng cách pha Solezol với 100ml dung dịch NaCl 0,9%, tạo hỗn hợp trong suốt, không màu hoặc màu vàng nhạt. Kiểm tra dung dịch trước khi truyền, nếu phát hiện các phân tử lạ hoặc sự biến màu cần bỏ ngay. Dung dịch được truyền tĩnh mạch trong 10 – 30 phút, thời gian bảo quản tối đa là 12 giờ trước khi sử dụng.

Trong điều trị trào ngược dạ dày – thực quản nặng, Solezol được dùng 40mg/lần, 1 lần/ngày. Với trào ngược triệu chứng không có viêm thực quản, Solezol được dùng với liều 20mg/lần, 1 lần/ngày.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Solezol

Solezol không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần esomeprazol, hoặc các chất khác thuộc phân nhóm benzimidazol hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
  • Không dùng Solezol đồng thời với thuốc kháng virus ức chế protease trong điều trị HIV như atazanavir, nelfinavir, saquinavir.

4. Tác dụng phụ của Solezol

Tần suất gặp tác dụng phụ khi sử dụng Solezol được phân loại như sau: Rất thường gặp (>1/10), thường gặp (>1/100, 1/1000, 1/10000,

  • Hệ máu và hệ bạch huyết: Phản ứng hiếm gặp là giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; phản ứng rất hiếm gặp là mất bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu.
  • Hệ miễn dịch: Hiếm gặp các phản ứng sốt, phù mạch, sốc phản vệ.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: ít gặp phù ngoại biên; hiếm gặp giảm natri máu.
  • Hệ thần kinh: Thường gặp nhức đầu; ít gặp mất ngủ, choáng váng, dị cảm, ngủ gà; hiếm gặp kích động, lú lẫn, trầm cảm, rối loạn vị giác; rất hiếm gặp nóng nảy, ảo giác.
  • Mắt: Hiếm gặp nhìn mờ
  • Hệ hô hấp: Hiếm gặp co thắt phế quản
  • Hệ tiêu hóa: Thường gặp đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, nôn, buồn nôn; ít gặp khô miệng; hiếm gặp viêm miệng, candida đường tiêu hóa
  • Gan: Ít gặp tăng men gan; hiếm gặp viêm gan có hoặc không vàng da; rất hiếm gặp suy gan, bệnh não ở người mắc bệnh gan.
  • Da: Thường gặp phản ứng tại chỗ tiêm; ít gặp viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay.
  • Xương, cơ xương: Ít gặp gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống; hiếm gặp đau khớp, đau cơ; rất hiếm gặp yếu cơ.
  • Thận: Rất hiếm gặp viêm thận kẽ, suy thận

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Solezol, hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp quá trình sử dụng được hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-solezol/

Công dụng thuốc Tatanol 150mg Previous post Công dụng thuốc Tatanol 150mg
Lưu ý khi sử dụng thuốc Celosti 20 Next post Lưu ý khi sử dụng thuốc Celosti 20