Công dụng thuốc Sancefur

Công dụng thuốc Sancefur

Sancefur thuộc nhóm thuốc cơ xương khớp và là một lựa chọn khá hợp lý cho những bệnh nhân đang gặp phải vấn đề về loãng xương. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Sancefur sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Thuốc Sancefur là thuốc gì?

Thuốc Sancefur thuộc nhóm thuốc cơ – xương – khớp có ảnh hưởng chuyển hoá xương, có số đăng ký VN-18196-14, được sản xuất bởi Công ty Pharmathen S.A – Hy Lạp.

Thuốc Sancefur bao gồm các thành phần:

  • Thành phần chính Risedronat natri 35mg;
  • Tá dược: Starch pregelatinized, magnesi stearat, cellulose vi tinh thể, lactose monohydrate, titan dioxide.

Thuốc Sancefur được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hàm lượng 35mg, hộp 1 vỉ 4 viên. Sancefur được khuyến cáo sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên.

2. Thuốc Sancefur có tác dụng gì?

Thuốc Sancefur chứa thành phần Risedronate là dẫn xuất thuộc nhóm Pyridyl Bisphosphonate, có vai trò chống hủy xương. Theo sinh lý, chu chuyển xương là sự cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương, được thực hiện bởi hủy cốt bào, tạo cốt bào và tế bào nền. Ở độ tuổi nhất định (khoảng sau 40 tuổi) hủy cốt bào hoạt động quá mức, dẫn đến bệnh lý loãng xương.

Theo nghiên cứu, Risedronat có tác dụng chống hủy cốt bào. Người ta theo dõi tác động của hoạt chất này bằng cách đo các chỉ dấu sinh hóa trong chu chuyển xương ở 2 nhóm đối tượng. Kết quả:

  • Phụ nữ sau mãn kinh: Chỉ dấu sinh hóa giảm trong vòng 1 tháng, đạt tối đa trong 3 -6 tháng.
  • Nam giới bị loãng xương: Chỉ dấu sinh hóa giảm tại thời điểm sau 3 tháng và 24 tháng.

Thuốc Sancefur được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Phụ nữ sau mãn kinh bị bệnh loãng xương.
  • Đàn ông có nguy cơ cao bị gãy xương.
  • Phòng ngừa nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

3. Cách sử dụng của thuốc Sancefur

  • Nên nuốt nguyên viên, không nhai hay ngậm viên thuốc. Nên uống Sancefur ở tư thế đứng thẳng với một ly nước thường, không nên nằm trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc để thuốc đi đến dạ dày dễ dàng.
  • Không nên uống chung với thức ăn và những thuốc khác (vitamin, canxi, sắt, thuốc kháng acid, thuốc nhuận tràng,..) hoặc đồ uống ngọt, trà, café, tốt nhất nên uống trước khi ăn ít nhất 30 phút.
  • Nên uống thuốc vào một ngày nhất định trong tuần và duy trì thời gian suốt quá trình điều trị.

Nên bổ sung thêm calci và vitamin D nếu chế độ ăn không được đầy đủ.

4. Liều dùng của thuốc Sancefur

Liều dùng đối với người lớn là mỗi tuần uống 1 viên 35mg

  • Người già: Không cần điều chỉnh liều vì khả dụng sinh học, phân bố và thải trừ ở người trên 60 tuổi thì tương tự như ở người trẻ.
  • Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến trung bình. Không dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận nặng.
  • Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Sancefur 35mg chưa được chứng minh trên trẻ em và thiếu niên.

Xử lý khi quên liều:

  • Đây là loại thuốc được bán theo đơn. Vì vậy, dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên nhãn. Tuyệt đối không dùng nhiều hơn hay ít hơn so với chỉ định.
  • Nên chọn một ngày cố định trong tuần để uống thuốc, có thể đặt chuông ghi nhớ hoặc ghi lên lịch để tránh quên thuốc.
  • Nếu quên phải uống bù vào ngày hôm sau. Ví dụ thứ 2 là lịch dùng thuốc. Nếu lỡ quên thì uống 1 viên vào thứ 3. Sau đó thứ 2 tuần kế tiếp vẫn uống theo đúng lịch.
  • Không tự ý ngưng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Xử trí khi quá liều:

  • Hiện không có thông tin đặc biệt về điều trị quá liều thuốc. Sau khi uống quá liều thuốc trầm trọng có thể thấy giảm calci huyết thanh.
  • Dấu hiệu và triệu chứng của hạ calci máu cũng có thể xảy ra trên người bệnh này. Nên uống sữa hoặc những thuốc kháng acid chứa magnesi, calci hoặc nhôm để gắn với risedronat cùng giảm hấp thu risedronat natri.
    Trong trường hợp quá liều trầm trọng, có thể phải rửa dạ dày để loại bỏ thuốc chữa được hấp thu.

5. Chống chỉ định của thuốc Sancefur

  • Không sử dụng Sancefur cho những người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Không dùng cho trẻ nhỏ.
  • Bệnh nhân giảm canxi huyết, bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sancefur

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Sancefur ở những bệnh nhân bị suy gan hoặc men gan cao.
  • Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào khác trong khoảng thời gian ít nhất 30 phút sau khi uống Sancefur.
  • Cố gắng bỏ hoặc hạn chế tối đa việc hút thuốc trong khi điều trị bằng Sancefur, do hút thuốc lá có thể làm giảm mật độ khoáng của xương, tăng nguy cơ gãy xương.
  • Tránh uống rượu, vì có thể là nguyên nhân gây mất xương.
  • Thức ăn, đồ uống và các sản phẩm có chứa magnesi, sắt, calci hoặc nhôm có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của hoạt chất Bisphosphate và không được dùng cùng lúc khi uống thuốc.
  • Hiệu quả điều trị của Bisphosphate liên quan đến mật độ khoáng của xương khớp thấp hoặc gãy xương.
  • Vì thuốc có chứa Lactose, bệnh nhân có vấn đề không dung nạp được Galactose, thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thu glucose không nên dùng thuốc này.
  • Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc: Thận trọng khi sử dụng vì r Sancefur có các tác dụng phụ như đau đầu, đau cơ xương.

7. Tương tác với các thuốc khác

  • Các thuốc chứa các cation đa hóa trị như calci, magnesi, sắt và nhôm: Khi dùng cùng Sancefur làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả điều trị.
  • Có thể dùng Sancefur đồng thời với chế phẩm bổ sung estrogen sau khi được cân nhắc kỹ (đối với phụ nữ).
  • Thuốc acid acetylsalicylic hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm tăng tác dụng phụ/ độc hại của các dẫn xuất bisphosphonate, tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa và tăng nguy cơ nhiễm độc thận.
  • Thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của risedronate, do đó cần tránh kết hợp.
  • Thuốc ức chế bơm proton làm tăng nồng độ trong huyết thanh của risedronate gây ra nhiều tác dụng phụ và gây độc cho cơ thể.

8. Tác dụng phụ của thuốc Sancefur

Khi sử dụng Sancefur trong điều trị loãng xương, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Các phản ứng dị ứng: nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban, sưng mặt, sưng họng, khó thở, rát trong mắt, đau đầu,…
  • Các triệu chứng tiêu hóa: đau bụng, ợ nóng, đau rát dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, viêm dạ dày, viêm thực quản, khó nuốt, viêm tá tràng, loét thực quản,…
  • Các biểu hiện xương khớp: đau nhức cơ xương, đau lưng, đau cơ, tê mỏi, buốt,…
  • Nặng hơn có thể dẫn đến giảm bạch cầu và rối loạn men gan.

Nếu gặp bất cứ triệu chứng khó chịu nào (có thể nêu hoặc không nêu ở trên) sau khi dùng thuốc, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn điều trị, xử lý kịp thời và đổi thuốc nếu cần thiết.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Sancefur. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Sancefur theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-sancefur/

Công dụng thuốc Cefoperazone ABR 2g Previous post Công dụng thuốc Cefoperazone ABR 2g
Công dụng thuốc Enterofort Next post Công dụng thuốc Enterofort