Công dụng thuốc Rosvas

Công dụng thuốc Rosvas

Thuốc Rosvas thuộc nhóm thuốc tim mạch chỉ sử dụng theo kê đơn của bác sĩ. Thành phần chính của thuốc là Rosuvastatin calcium hàm lượng 10 mg. Thuốc Rosvas do trực tiếp Kwality Pharmaceutical PVT. Ltd. – ẤN ĐỘ sản xuất và đóng gói trong hộp 3 vỉ x 10 viên.

1. Thuốc Rosvas công dụng là gì?

Thuốc Rosvas thuộc nhóm thuốc tim mạch chỉ sử dụng theo kê đơn của bác sĩ. Thành phần chính của thuốc là Rosuvastatin calcium hàm lượng 10 mg. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh lý như sau:

2. Chống chỉ định của thuốc Rosvas

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm hay có bất kỳ dị ứng nào với thành phần của thuốc Rosvas
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan hoạt tính
  • Bệnh nhân bị suy thận nặng
  • Bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến cơ
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc cyclosporin
  • Bệnh nhân là phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Rosvas

Để công dụng thuốc Rosvas phát huy hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần nắm rõ cách dùng và liều lượng dùng thuốc.

3.1. Cách sử dụng thuốc Rosvas

  • Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim nên thuốc Rosvas dùng cho đường uống
  • Bệnh nhân có thể uống thuốc Rosvas trong hoặc sau bữa ăn đều được
  • Uống thuốc Rosvas người bệnh cần nuốt cả viên, không cắn, nhai hay bẻ đôi viên thuốc
  • Uống thuốc Rosvas với nhiều nước lọc. Không uống thuốc với nước để trong tủ lạnh, nước chè, bia,… vì làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc.

3.2. Liều lượng dùng thuốc Rosvas

  • Liều khởi đầu 5 – 10 mg, mỗi ngày 1 lần. Sau đó điều chỉnh liều lượng sau 4 tuần.
  • Liều 40 mg chỉ sử dụng khi bệnh nhân tăng cholesterol máu nặng nguy cơ cao bệnh tim mạch không đáp ứng hiệu quả ở liều 20 mg.

4. Làm gì khi quên liều – quá liều thuốc Rosvas?

Trường hợp quên liều: Nếu quên một liều Rosvas, bệnh nhân uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, liều quên gần liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều quên để uống liều kế tiếp. Tuyệt đối không uống 2 liều Rosvas trong 12 tiếng.

Trường hợp quá liều: Nếu sử dụng quá liều Rosvas, bệnh nhân cần ngừng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ/dược sĩ được biết. Cho đến nay, chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu cho trường hợp dùng thuốc Rosvas quá liều. Bệnh nhân chỉ được chữa triệu chứng, theo dõi chức năng gan. Thẩm phân máu không thể loại bỏ thuốc Rosvas khỏi máu.

5. Tác dụng phụ của thuốc Rosvas

Ngoài những công dụng thuốc Rosvas kể trên, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu không cẩn thận bệnh nhân có thể gặp phải phản ứng phụ sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Rosvas là chứng đau bụng, đau cơ, yếu cơ, buồn nôn, đau đầu, suy nhược cơ thể,...
  • Bệnh nhân có thể bị sốt, mệt mỏi bất thường, lượng nước tiểu thay đổi.
  • Sử dụng thuốc Rosvas có bất thường liên quan đến men gan
  • Tác dụng phụ ít gặp: Vàng da, vàng mắt, đau dạ dày, nước tiểu sẫm màu, nôn,…
  • Một số trường hợp dị ứng cũng rất ít xảy ra, cụ thể: Ngứa, phát ban, chóng mặt, khó thở,…

Phản ứng phụ khác: Nhận thức bị suy giảm như lú lẫn, đường huyết tăng,…

6. Tương tác thuốc Rosvas

  • Sử dụng đồng thời thuốc Rosvas với thuốc cyclosporin sẽ làm giá trị AUC của thuốc Rosvas tăng hơn mức bình thường. Trường hợp này cần giới hạn liều lượng của thuốc Rosvas ở mức 5 mg/ lần/ ngày.
  • Sử dụng đồng thời thuốc Rosvas với thuốc Gemfibrozil cũng làm tăng chỉ số nồng độ thuốc tối đa Cmax và AUC của thuốc Rosvas. Vì vậy, tránh dùng 2 loại thuốc này đồng thời với nhau.
  • Không sử dụng đồng thời Rosvas với thuốc chống đông máu coumarin vì làm tăng chỉ số INR ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu.
  • Sử dụng đồng thời thuốc Rosvas với thuốc Niacin làm tăng ảnh hưởng đến xương và cơ bắp
  • Trước khi sử dụng thuốc Rosvas, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân đang dùng một trong những loại thuốc: Viên uống ngừa thai, thuốc kháng acid, thuốc atazanavir, thuốc daptomycin, thuốc ritonavir,…
  • Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng đồng thời các thuốc sau: Thuốc hạ cholesterol máu, thuốc colchicin, thuốc niacin liều cao,…
  • Tăng nguy cơ thận hư dẫn tới suy thận, thậm chí tử vong nếu sử dụng đồng thời với thuốc điều trị HIV, thuốc viêm gan siêu vi C,…

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Rosvas

  • Trước khi sử dụng thuốc Rosvas, bệnh nhân nên tiến hành xét nghiệm enzym gan.
  • Trước khi sử dụng thuốc Rosvas, những trường hợp bệnh nhân dưới đây cần làm xét nghiệm CK: Bệnh nhược giáp, suy giảm chức năng thận, tiền sử bệnh gan, uống rượu nhiều, bệnh nhân trên 70 tuổi, người bệnh mắc bệnh di truyền về cơ,…
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Rosvas, nếu có triệu chứng liên quan đến cơ như: Cứng cơ, đau cơ, yếu cơ,… cần thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ. Tiến hành làm xét nghiệm CK để chữa trị kịp thời.
  • Sử dụng thuốc Rosvas với bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân thiểu năng tuyến giáp, bệnh nhân mắc bệnh thận,… tăng nguy cơ gây ra phản ứng có hại với hệ cơ như viêm cơ, teo cơ,…
  • Trong thời gian dùng thuốc Rosvas nếu có triệu chứng đau cơ, sốt, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn,… cần thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ.
  • Không sử dụng thuốc Rosvas khi mắc một số bệnh lý, cụ thể là bệnh liên quan đến gan. Nếu bắt buộc phải dùng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ/dược sĩ.
  • Trước khi uống thuốc Rosvas, chia sẻ cho bác sĩ/dược sĩ tiền sử bệnh của bản thân, cụ thể là bệnh thận, bệnh gan, lượng rượu uống hàng ngày,…
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật, chia sẻ cho bác sĩ về việc bản thân có đang sử dụng thuốc Rosvas không.
  • Nếu uống thuốc Rosvas, bắt buộc bản thân phải hạn chế đồ uống chứa cồn như rượu, bia,… Vì những chất này tăng phản ứng phụ.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Rosvas cho nhóm bệnh là người cao tuổi. Vì nhóm tuổi này rất nhạy cảm với phản ứng phụ, đặc biệt chấn thương liên quan đến cơ.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai không được sử dụng thuốc Rosvas. Theo nghiên cứu, thành phần của thuốc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Rosvas, vì thành phần của thuốc bài tiết qua sữa ảnh, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh. Trường hợp bắt buộc mẹ phải dùng thuốc Rosvas thì bác sĩ/dược sĩ nên khuyến cáo mẹ ngừng cho con bú.

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ công dụng thuốc Rosvas cũng như liều lượng, tác dụng phụ và tương tác có thể gặp trong quá trình uống thuốc. Bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ/dược sĩ và thông báo ngay triệu chứng bất thường để được xử lý kịp thời.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-rosvas/

Công dụng thuốc Farixime Previous post Công dụng thuốc Farixime
Công dụng thuốc Rhumagel Next post Công dụng thuốc Rhumagel