Công dụng thuốc Richaxan

Công dụng thuốc Richaxan

Richaxan là thuốc kê đơn trong điều trị các tình trạng viêm và đau như viêm bao khớp, thấp khớp, đau cơ, đau lưng, đau đầu, chấn thương do thể thao, giảm sốt…. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Richaxan theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Richaxan là thuốc gì?

Richaxan thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng gói hộp 5 vỉ x 20 viên và hộp 25 vỉ x 4 viên.

Thành phần có trong thuốc Richaxan:

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không chứa steroid, đây là chất chuyển hoá có hoạt tính của Phenacetin, một loại thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế Aspirin. Với liều ngang nhau tính theo gam, Paracetamol có công dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như Aspirin. Paracetamol cũng ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây xước, kích ứng hay xuất huyết dạ dày như khi dùng Salicylat, vì Paracetamol chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.

Còn Ibuprofen là một thuốc kháng viêm không steroid nhóm Acid propionic trong tập hợp các dẫn xuất của acid arylcarboxylic. Với liều thấp, Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Với liều cao > 1200mg/ ngày), Ibuprofen có tác động kháng viêm.

2. Chỉ định dùng thuốc Richaxan

Thuốc kê đơn Richaxan được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau:

  • Viêm bao khớp;
  • Viêm khớp;
  • Đau cơ, đau lưng, thấp khớp;
  • Chấn thương do thể thao.
  • Giảm đau và viêm trong nha khoa, sản khoa và chỉnh hình.
  • Giảm đau đầu, đau răng, thống kinh, đau trong ung thư.
  • Giảm sốt.

3. Liều dùng thuốc Richaxan

Liều Richaxan tham khảo như sau:

  • Người lớn: Uống 1 viên Richaxan mỗi 4 – 6 giờ/ ngày. Liều tối đa là 8 viên/ ngày.

Liều thuốc Richaxan trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Richaxan cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Richaxan phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Richaxan

Không sử dụng thuốc Richaxan cho người bệnh có một trong các tình trạng sau:

  • Bệnh gan tiến triển, viêm gan siêu vi;
  • Người nghiện rượu;
  • Suy thận nặng;
  • Polyp mũi;
  • Co thắt phế quản;
  • Phù mạch, phản vệ ;
  • Dị ứng với Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không Steroid khác;
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Phụ nữ có thai và người cao tuổi.

5. Tương tác thuốc

Dưới đây là một số loại thuốc, thực phẩm có thể xảy ra tương tác khi dùng đồng thời với Richaxan:

  • Thức uống có cồn;
  • Thuốc chống đông, Coumarin và dẫn chất indandione;
  • Thuốc trị tăng huyết áp;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Digoxin;
  • Insulin;
  • Thuốc uống đái tháo đường;
  • Colchicine;
  • Hợp chất có chứa vàng;
  • Lithium;
  • Methotrexate;
  • Probenecid.

Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Richaxan, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng và vitamin… đang dùng.

6. Tác dụng phụ thuốc Richaxan

Thuốc Richaxan có thể gây ra các tác dụng phụ sau cho người bệnh:

  • Loét dạ dày;
  • Viêm gan.
  • Choáng váng;
  • Lo âu, kích ứng;
  • Suy tim sung huyết;
  • Suy thận;
  • Viêm bàng quang;
  • Đa niệu;
  • Viêm da dị ứng;
  • Hồng ban đa dạng;
  • Hội chứng Stevens Johnson;
  • Thiếu máu.

Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Richaxan thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.

7. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Richaxan

Thận trọng khi dùng thuốc Richaxan cho các đối tượng sau:

  • Người mắc bệnh thận;
  • Thiếu máu;
  • Bị hen phế quản.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Spmerocin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh không tự ý mua thuốc về nhà điều trị khi chưa có chỉ định và đơn kê của bác sĩ/ dược sĩ, vì có thể xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-richaxan/

Công dụng thuốc Qbitriam Previous post Công dụng thuốc Qbitriam
Công dụng thuốc Zorabkit Next post Công dụng thuốc Zorabkit