Công dụng thuốc Rabiswift 20

Công dụng thuốc Rabiswift 20

Thuốc Rabiswift 20 là thuốc ức chế bơm proton giúp hạn chế tiết dịch vị và giảm các triệu chứng viêm loét tại đường tiêu hoá. Cùng tìm hiểu về công dụng của thuốc qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Rabiswift 20 công dụng gì?

Thuốc Rabiswift 20 có thành phần hoạt chất là Rabeprazole 2mg. Dạng viên nén bao tan trong ruột.

Rabeprazole có tác dụng ức chế tiết dịch vị cả cơ bản và dịch vị kể cả trong tình trạng kích thích bằng cách ức chế enzym H+/K+-ATPase ở tế bào viền của niêm mạc dạ dày. Enzym này còn được coi là bơm acid, hydrogen hoặc bơm proton trong tế bào thành nên rabeprazole được coi là thuốc ức chế bơm proton. Rabeprazole được gắn vào enzym này từ đó ngăn chặn giai đoạn cuối cùng của sự tiết dịch vị. Trong tế bào thành của dạ dày, rabeprazole được proton hóa và chuyển thành sulfenamide hoạt động và sau đó gắn với cystein của bơm proton việc gắn này làm enzym này bất hoạt.

Tác dụng ức chế tiết acid, sau khi uống 20 mg rabeprazole sẽ xuất hiện trong vòng 1 giờ, tác dụng tối đa trong vòng 2 – 4 giờ. Thời gian ức chế tiết dịch này có thể kéo dài đến 48 giờ. Tác dụng ức chế tiết acid của rabeprazole tăng nhẹ với liều lặp lại hàng ngày 1 lần và đạt mức độ ổn định sau khi dùng 3 ngày dùng thuốc. Sự bài tiết acid trở nên bình thường sau 2 – 3 ngày ngưng thuốc.

Đối với vi khuẩn Helicobacter pylori, dùng rabeprazole có thể ức chế vi khuẩn này ở những người bị loét hành tá tràng hoặc bị trào ngược do viêm thực quản khi bị nhiễm, có thể do thuốc này đã gắn vào vi khuẩn làm ức chế hoạt tính của urease. Liệu pháp phối hợp rabeprazole với 1 hoặc nhiều kháng sinh có thể tiệt căn hiệu quả nhiễm H. pylori dạ dày.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Rabiswift 20

Thuốc Rabiswift 20 được dùng trong trường hợp sau:

Không dùng thuốc Rabiswift 20 cho trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với hoạt chất chất thuốc hay tá dược.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Liều lượng và cách dùng của thuốc Rabiswift 20

Cách dùng:

Đối với các chỉ định cần điều trị một lần mỗi ngày, uống vào buổi sáng, trước khi ăn. Uống cả viên thuốc nguyên vẹn, không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc.

Liều dùng:

Đối với người lớn:

  • Loét tá tràng cấp tính: Uống 20mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng. Uống liên tục trong 4 tuần nếu như vết loét chưa liền lại hoàn toàn.
  • Loét dạ dày cấp lành tính: Uống với liều 20 mg/ngày, 1 lần vào buổi sáng, liên tục trong 6 tuần. Tiếp tục uống thêm 6 tuần nếu vết loét chưa liền hoàn toàn.
  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản có các triệu chứng loét hoặc trầy xước: Uống với liều 20mg, uống 1 lần/ngày, trong vòng 4 – 8 tuần.
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản mà phải điều trị lâu dài: Để điều trị duy trì, khuyến cáo dùng với liều hàng ngày 10 – 20 mg, uống 1 lần/ngày, liều dùng phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của bệnh nhân.
  • Điều trị trong trường hợp triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không viêm thực quản: Liều khuyến cáo dùng liều 10 mg/lần mỗi ngày cho tới 4 tuần, sau đó dùng 10mg/lần/ngày khi cần. Nếu như không thấy triệu chứng bệnh của người bệnh được kiểm soát trong vòng 4 tuần lễ, bệnh nhân cần phải được tái khám để nhận định lại triệu chứng bệnh.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Người lớn dùng với liều khởi đầu là 60mg/ lần/ngày. Liều này có thể tăng lên đến tối đa 120 mg/ngày, chia làm 2 lần tùy theo sự cần thiết đối với từng bệnh nhân. Có thể cần thiết phải chỉ định liều một lần/ngày lên đến 100 mg. Liệu trình điều trị cho trường hợp này kéo dài cho đến khi hết triệu chứng lâm sàng.
  • Loét hành tá tràng và loét dạ dày lành tính nhưng kết hợp với nhiễm H. pylori: Khuyến cáo kết hợp các thuốc sau đây dùng trong vòng 7 ngày Rabeprazole 20 mg/lần, 2 lần/ngày; clarithromycin 500mg/lần, uống 2 lần/ngày và amoxicilin 1 g/lần, 2 lần/ngày. Thuốc được uống vào buổi sáng và buổi tối.

Trẻ em: Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng ở những bệnh nhân vị thành niên từ 12 tuổi trở lên: Uống với liều 20 mg 1 lần/ngày trong tối đa 8 tuần.

Bệnh nhân suy gan, suy thận: Không cần thiết phải điều chỉnh liều.

4. Tác dụng phụ của Rabiswift 20

Khi bạn sử dụng thuốc này có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Đau đầu, tiêu chảy, đau bụng, cơ thể suy nhược, đầy hơi, mẩn ngứa và khô miệng các triệu chứng này thường nhóm nhẹ, vừa và thoáng qua. Nhiễm khuẩn, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, ho, viêm mũi, viêm họng, tiêu chảy hay táo bón, buồn nôn, đau vùng bụng, đầy hơi đau không rõ nguyên nhân gây ra, đau lưng, suy nhược cơ thể, các triệu chứng giống như cúm.
  • Ít gặp: Bồn chồn, buồn ngủ, cảm giác khó tiêu, khô miệng, ợ hơi, ngứa, hồng ban, đau cơ, chuột rút, đau khớp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đau ngực, ớn lạnh, sốt, tăng enzym gan.
  • Hiếm gặp: Giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu, tăng huyết áp, chán ăn, trầm cảm, rối loạn thị giác, viêm dạ dày, viêm răng, rối loạn vị giác, viêm gan, vàng da, bệnh não do gan, ngứa, đổ mồ hôi, phản ứng phồng nước, viêm thận kẽ, tăng cân.
  • Không xác định tần suất: Giảm natri trong máu, phù ngoại biên, chứng vú to ở đàn ông.

Khi dùng thuốc nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ, nên báo với bác sĩ để có hướng giải quyết đúng nhất.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Rabiswift 20

  • Đáp ứng giúp làm giảm các triệu chứng đối với trị liệu rabeprazole không loại trừ được các nguyên nhân như u ác tính dạ dày hoặc thực quản đã có; vì vậy cần phải loại trừ khả năng bị u ác tính trước khi điều trị bằng rabeprazole.
  • Điều trị kéo dài hơn một năm với thuốc rabeprazole cần được giám sát định kỳ.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc rabeprazole vì có nguy cơ phản ứng quá mẫn chéo với các thuốc ức chế bơm proton khác hoặc thuốc thuộc các dẫn chất benzimidazole khi dùng thay thế.
  • Không dùng thuốc rabeprazole cho trẻ em dưới 12 tuổi vì chưa có kinh nghiệm sử dụng. Đã có các báo cáo hậu mãi về nguy cơ rối loạn tạo máu như làm giảm tiểu cầu và làm giảm bạch cầu trung tính. Trong đa số các trường hợp người bệnh không tìm ra bệnh căn nhưng đa số các rối loạn này về máu không nghiêm trọng và sẽ hết khi ngừng sử dụng rabeprazole.
  • Trong thử nghiệm lâm sàng và sau khi sử dụng thuốc đã có những báo cáo bất thường enzym gan. Nếu như người bệnh không có nguyên nhân khác, các rối loạn enzym này thường không nghiêm trọng và đa số sẽ hết khi ngừng sử dụng thuốc rabeprazole. Tuy nhiên, do chưa có các dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng Rabeprazole để có thể điều trị cho những người suy gan nặng, do đó, cần phải hết sức thận trọng khi chỉ định dùng rabeprazole lần đầu cho các người bệnh này.
  • Điều trị với các thuốc ức chế bơm proton, kể cả Rabeprazole, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa với Salmonella, Campylobacter và Clostridium difficile. Nên cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn sống, tái làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Không được chỉ định dùng kết hợp rabeprazole natri với thuốc atazanavir.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai: Chống chỉ định dùng thuốc với phụ nữ mang thai. Chưa có dữ liệu nghiên cứu về độ an toàn của thuốc Rabeprazole đối với phụ nữ có thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Chống chỉ định dùng với với bà mẹ trong thời kỳ cho con bú. Chưa biết rabeprazole có vào sữa hay không. Chưa có nghiên cứu nào tin cậy được tiến hành trên các bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chuột cho thấy rabeprazole được tiết vào sữa chuột.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc: Do buồn ngủ có thể gây ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, khuyến cáo khi dùng thuốc rabeprazole, nên không được lái xe hoặc điều khiển máy móc.
  • Bảo quản: Để thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và nguồn nhiệt.

Thuốc Rabiswift 20 là thuốc kê đơn, nên chỉ dùng khi được chỉ định. Cần tuân thủ dùng thuốc theo như hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý dùng hãy thay đổi liều dùng.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-rabiswift-20/

Công dụng thuốc Bivotzi 80/25 Previous post Công dụng thuốc Bivotzi 80/25
Xịt tóc dược liệu Thái Dương 7 Plus Gold: Công dụng và hướng dẫn sử dụng Next post Xịt tóc dược liệu Thái Dương 7 Plus Gold: Công dụng và hướng dẫn sử dụng