Công dụng thuốc Pamyltin

Công dụng thuốc Pamyltin

Thuốc Pamyltin có thành phần hoạt chất chính là Ebastin với hàm lượng 10 g và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có tác dụng chống dị ứng và sử dụng trong các trường hợp quá mẫn.

1. Thuốc Pamyltin là thuốc gì?

Thuốc Pamyltin có thành phần hoạt chất chính là Ebastin với hàm lượng 10g và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc Pamyltin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói là hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên thuốc. Thuốc có tác dụng chống dị ứng và sử dụng trong các trường hợp quá mẫn.

2. Thuốc Pamyltin có tác dụng gì?

Thuốc Pamyltin được chỉ định trong điều trị các bệnh lý như sau:

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Pamyltin

Thuốc Pamyltin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được dùng bằng đường uống. Người bệnh có thể tham khảo liều lượng dùng thuốc như sau:

  • Liều điều trị viêm mũi dị ứng: 10 – 20 mg/ngày
  • Liều điều trị nổi mề đay: 10mg/ ngày
  • Đối với những người bị suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng; người bị bệnh suy gan nhẹ đến trung bình không cần phải điều chỉnh liều điều trị. Đối với người bị suy gan nặng sử dụng không quá 10 mg/ngày

Thuốc Pamyltin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bạn có thể uống Ebastine trong hoặc ngoài bữa ăn

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Pamyltin

Trong quá trình sử dụng thuốc Pamyltin, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

  • Tác dụng không thường gặp là nhức đầu, khô miệng.
  • Tác dụng không hiếm gặp là khi đau bụng, ăn chậm tiêu, mệt mỏi, viêm họng, chảy máu cam, viêm mũi, viêm xoang, buồn nôn, buồn ngủ và mất ngủ.

Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5. Tương tác của thuốc Pamyltin

Khi sử dụng cùng một lúc thuốc Pamyltin với hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng. Tương tác thuốc Pamyltin với thuốc khác là nhóm thuốc Azole, Macrolide.

Khi sử dụng thuốc Pamyltin với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá… có thể ảnh hưởng gây ra hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc đang sử dụng, do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác. Vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng thuốc Pamyltin cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Pamyltin

Trong quá trình sử dụng thuốc Pamyltin, người bệnh cần lưu ý:

  • Hội chứng QT kéo dài, hạ kali trong máu, đang điều trị với thuốc làm tăng QT hoặc ức chế hệ thống enzym CYP3A4 cụ thể như nhóm thuốc kháng nấm nhóm azol, thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Pamyltin đối với trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Với phụ nữ mang thai:: Do chưa có những nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai, nên không sử dụng thuốc Pamyltin cho phụ nữ mang thai.
  • Với mẹ cho con bú: Do chưa có nghiên cứu về khả năng bài tiết của hoạt chất Ebastine qua sữa mẹ. Vì vậy, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc cho con bú và lợi ích của việc điều trị cho người mẹ để quyết định cho trẻ ngừng bú hoặc ngừng/tránh sử dụng các chế phẩm chứa Ebastine.
  • Người lái xe hay vận hành máy: Thuốc Pamyltin ở liều điều trị không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc. Tuy nhiên, ở một số cá nhân nhạy cảm, nên kiểm tra các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra trước khi lái xe hay vận hành máy móc.

Thuốc Pamyltin có thành phần hoạt chất chính là Ebastin với hàm lượng 10 g và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có tác dụng chống dị ứng và sử dụng trong các trường hợp quá mẫn. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-pamyltin/

Công dụng thuốc Volulyte Previous post Công dụng thuốc Volulyte
Công dụng thuốc A Cnotren Next post Công dụng thuốc A Cnotren