Công dụng thuốc Osaphine

Công dụng thuốc Osaphine

Thuốc Osaphine được sử dụng giảm đau hạ sốt và có thể chống viêm. Trước khi sử dụng thuốc Osaphine nên lưu ý tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ. Sau đây là một số thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu rõ về công dụng của thuốc Osaphine.

1. Công dụng của thuốc Osaphine

Thuốc Osaphine thuộc nhóm giảm đau chống viêm có thể ứng dụng cho bệnh lý về xương khớp. Thông thường, thuốc Osaphine được chỉ định sử dụng cho người bệnh có nhu cầu giảm đau với cơn đau cường độ vừa đến nặng. Đây là phương pháp điều trị sử dụng thay thế khi các loại thuốc giảm đau không còn đảm bảo công dụng yêu cầu.

Thuốc Osaphine có thể sử dụng chỉ định ở một vài trường hợp cụ thể và trong các cơn đau cụ thể sau:

  • Giảm đau sau khi tiến hành phẫu thuật
  • Giảm đau sau chấn thương
  • Giảm đau ở gan hoặc thận
  • Giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hay đã có dấu hiệu di căn
  • Giảm đau tiền gây mê hay đang trong trạng thái hôn mê
  • Giảm đau trong sản phụ khoa

Mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể để sử dụng thuốc cho hợp lý. Ngoài ra, người bệnh nên chủ động tìm hiểu về thuốc Osaphine để tiện trao đổi với bác sĩ khi cần sử dụng thuốc Osaphine.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Osaphine

Thuốc Osaphine được bào chế dưới dạng tiêm nên có thể tiêm ở dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp. Một vài trường hợp có thể thay thế bằng phương pháp truyền tĩnh mạch chậm. Khi tiến hành tiêm thuốc, bác sĩ cần có sự chuẩn bị thêm một vài thuốc dự phòng để hỗ trợ đồng thời có thể cung cấp oxy hô hấp nếu bệnh nhân cần ngay lập tức.

Dung dịch tiêm cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Với dung dịch không hòa tan hoàn toàn hay có màu ngả vàng hoặc màu khác cần thay thế. Sau khi pha loãng dung dịch hãy đảm bảo nồng độ cho dung dịch khi truyền tĩnh mạch đạt nồng độ 0,1 – 1 mg/ ml.

Liều lượng thuốc thuốc tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho người lớn thường được dùng là 10mg. Khoảng cách giữa các lần tiêm cần đảm bảo 4 giờ nếu có dấu hiệu tốt hoặc tiêu cực có thể điều chỉnh liều trong khoảng 5 – 20 mg. Khi tiêm tĩnh mạch liều bắt đầu nên sử dụng 10 – 15 mg và tiêm chận. Đối với bệnh nhân được chỉ định truyền tĩnh mạch cần theo dõi sức khỏe bệnh nhân và sử dụng liều thông thường với định mức 60 – 80 mg/ 24 giờ.

Khi bệnh nhân gặp tình trạng cơn đau dữ dội cấp tính hoặc mãn tính nên sử dụng liều 2 – 4mg. Liều cụ thể sẽ dựa theo cân nặng thực tế với tỷ lệ 0,05 – 0,1 mg/ kg. Sau khi sử dụng liều đầu có thể tiếp tục nếu công dụng thuốc giảm hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh nên theo dõi để đảm bảo khoảng cách sử dụng các liều trong khoảng 6 – 24 giờ. Bệnh nhân ung thư giảm đau chỉ nên tiêm ngoài màng cứng với liều 10 mg/ ml.

Dựa theo các thống kê và nghiên cứu lâm sàng, thuốc Osaphine thường áp dụng liều theo cân nặng bệnh nhân. Với cơn đau cấp tính mỗi ngày bệnh nhân có thể dùng tối đa 0,02 – 0,03 mg/kg. Liều 0,015 mg – 0,15 mg/kg sẽ dùng cho bệnh đau mãn tính hoặc tăng gấp 10 lần nếu liều dùng không đáp ứng được nhu cầu điều trị.

Trẻ nhỏ từ 3 tuổi khi sử dụng thuốc không nên sử dụng quá 15 mg. Mỗi lần tiêm nên cân nhắc khoảng cách từ 4 giờ. Nếu tiêm tĩnh mạch nên giảm nửa liều so với tiêm bắt. Và liều cho trẻ nhỏ độ tuổi này thường là 0,1 – 0,2 mg/ kg mỗi lần dùng. Bệnh nhân cao tuổi có thể điều chỉnh hạ liều tùy vào sức khỏe khi kiểm tra.

3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Osaphine

Ngoại trừ tình trạng kích ứng với thành phần thuốc, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau cũng thuộc nhóm bệnh chống chỉ định sử dụng Osaphine :

  • Bệnh nhân suy hô hấp
  • Người đang chẩn đoán có nguy cơ hoặc đã suy gan cấp độ nặng
  • Bệnh nhân chấn thương sọ não hoặc vùng nội sọ chịu áp lực nặng nề
  • Đau bụng không thể xác định nguyên nhân
  • Co giật
  • Ngộ độc
  • Mê sảng
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO
  • Trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi

Khi dùng thuốc Osaphine quá liều bệnh nhân có thể gặp vấn đề ở hệ hô hấp. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ lan rộng gây sốt cao, hạ huyết áp, hôn mê, nặng nhất là dẫn đến tử vong. Bạn cần lưu ý theo dõi mọi diễn biến sức khỏe và thường xuyên kiểm tra để bác sĩ kịp thời điều chỉnh liều dùng nếu cần thiết. Trong trường hợp nguy cấp có thể tiêm thuốc kháng morphin để giảm tính nguy kịch của thuốc Osaphine gây ra.

Thuốc Osaphine có nguy cơ gây nghiện khi sử dụng thời gian dài. Bệnh nhân nên trao đổi cùng bác sĩ để có kế hoạch sử dụng thuốc hay ngừng thuốc hiệu quả tránh phản ứng phụ nguy hiểm khi ngừng thuốc quá đột ngột. Các bệnh lý đường hô hấp hay rối loạn hormone nên tránh sử thuốc Osaphine trừ khi bác sĩ chỉ định yêu cầu và không còn loại thuốc khác thay thế.

Thuốc Osaphine khi giảm đau ở sản khoa nên dự phòng hô hấp tránh ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của trẻ nhỏ. Phụ nữ có thai hay đang có con bú thận trọng với thuốc Osaphine. Ngoài ra nếu làm xét nghiệm doping nên chú ý vì thuốc Osaphine có thể gây ra dương tính giả cho bệnh nhân.

4. Phản ứng phụ của thuốc Osaphine

5. Tương tác với thuốc Osaphine

Thời gian được bác sĩ yêu cầu sử dụng Osaphine bạn nên tránh dùng cùng lúc với một số loại thuốc như:

  • IMAO
  • Thuốc kháng Histamin H1
  • Thuốc Clonidin
  • Thuốc Barbiturat
  • Thuốc Neuroleptic
  • Thuốc Benzodiazepin
  • Chất dẫn morphin

Những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thuốc Osaphine là thuốc gì. Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như hạn chế ảnh hưởng công dụng từ thuốc Osaphine, người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ. Đồng thời luôn tương tác với bác sĩ trong quá trình điều trị để đảm bảo có thể điều chỉnh liều khi phát hiệu dấu hiệu bất thường.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-osaphine/

Công dụng thuốc Etifoxine Previous post Công dụng thuốc Etifoxine
Công dụng thuốc Haefalex 500 Next post Công dụng thuốc Haefalex 500