Công dụng thuốc Opetradol

Công dụng thuốc Opetradol

Thuốc Opetradol được chỉ định trong điều trị giảm các cơn đau từ trung bình đến nặng. Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Opetradol trong bài viết dưới đây.

1. Opetradol là thuốc gì?

Opetradol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc Opetradol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thành phần thuốc Opetradol:

  • Paracetamol hàm lượng 325mg: Paracetamol thuốc giảm đau trung ương với cơ chế và vị trí tác động giảm đau chưa xác định rõ ràng.
  • Tramadol HCl hàm lượng 37,5mg: Tramadol là thuốc giảm đau trung ương. Thuốc xảy ra ít nhất 2 cơ chế, liên kết của chất gốc và chất chuyển hóa hoạt tính (M1) với thụ thể Mu-opioid receptor cũng như ức chế nhẹ tái hấp thu của norepinephrine và serotonin.

Khi đánh giá trên động vật ở phòng thí nghiệm, việc phối hợp Paracetamol và Tramadol cho thấy chúng có tác dụng hợp lực.

2. Chỉ định dùng thuốc Opetradol

Thuốc Opetradol được chỉ định trong điều trị giảm các cơn đau từ trung bình đến nặng.

3. Liều dùng, cách sử dụng thuốc Opetradol

Liều tham khảo thuốc Opetradol như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều Opetradol tối đa là 1 – 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên trong 1 ngày.
  • Trẻ em (dưới 12 tuổi): Độ an toàn và hiệu quả của thuốc Opetradol chưa được nghiên cứu ở trẻ em.
  • Người già (hơn 65 tuổi): Không có sự khác biệt nào về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa người bệnh trên 65 tuổi và người ít tuổi hơn.

Cách sử dụng thuốc Opetradol:

  • Uống thuốc Opetradol trước hoặc sau ăn. Thức ăn không ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc.

Lưu ý: Liều thuốc Opetradol trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Opetradol cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Opetradol phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Quá liều và cách xử trí

Biểu hiện quá liều thuốc có thể là các dấu hiệu hay triệu chứng ngộ độc Tramadol, Paracetamol hoặc cả 2.

  • Tramadol: Các triệu chứng bao gồm suy hô hấp, co giật, hôn mê, ngừng tim và tử vong.
  • Paracetamol: Các triệu chứng như kích ứng đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn và nôn, khó chịu, nhợt nhạt, vã mồ hôi. Các triệu chứng nhiễm độc gan có thể xuất hiện 48 – 72 giờ sau khi uống thuốc Opetradol.

Cách xử trí:

  • Thông báo với bác sĩ hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Chống chỉ định dùng thuốc Opetradol

Không sử dụng thuốc Opetradol cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ cho con bú vì độ an toàn của Opetradol đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn chưa được nghiên cứu;
  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần, hoạt chất có trong thuốc Opetradol.

6. Tương tác thuốc

Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng Opetradol đồng thời với các thuốc sau:

  • Các thuốc ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin: Sử dụng đồng thời với Opetradol làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ, bao gồm chứng co giật và hội chứng serotonin;
  • Carbamazepine: Sử dụng đồng thời với Opetradol làm tăng đáng kể sự chuyển hóa hoạt chất Tramadol trong thuốc. Tác dụng giảm đau của Tramadol trong Opetradol có thể bị giảm sút;
  • Quinidine: Làm tăng hàm lượng Tramadol;
  • Thuốc thuộc nhóm Warfarin;
  • Các chất ức chế CYP2D6;
  • Cimetidine.

Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Opetradol, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin… đang dùng.

7. Tác dụng phụ của thuốc Opetradol

Các tác dụng phụ của thuốc Opetradol thường xảy ra nhất là trên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ.

Một số tác dụng phụ sau đây cũng có thể xảy ra, tuy nhiên ít thường xuyên hơn:

  • Suy nhược, mệt mỏi;
  • Xúc động mạnh;
  • Đau đầu, rùng mình;
  • Đau bụng;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Khó tiêu, đầy hơi;
  • Khô miệng, chán ăn;
  • Lo lắng, nhầm lẫn;
  • Kích thích, mất ngủ, bồn chồn;
  • Ngứa, phát ban da;
  • Tăng tiết mồ hôi.

Các báo cáo về tác dụng phụ trên lâm sàng hiếm gặp có thể liên quan đến thuốc Opetradol gồm có:

  • Đau ngực, rét run;
  • Ngất xỉu;
  • Hội chứng cai thuốc;
  • Tăng/ tụt huyết áp;
  • Mất thăng bằng;
  • Co giật, căng cơ;
  • Đau nửa đầu;
  • Co cơ không tự chủ;
  • Dị cảm;
  • Khó nuốt;
  • Xuất huyết tiêu hóa;
  • Phù lưỡi;
  • Ù tai;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Đánh trống ngực, mạch nhanh;
  • Xét nghiệm về gan bất bình thường;
  • Giảm cân;
  • Hay quên, mất ý thức;
  • Trầm cảm;
  • Lạm dụng thuốc;
  • Tâm trạng bất ổn, ảo giác;
  • Bất lực;
  • Có những ý tưởng dị thường;
  • Thiếu máu;
  • Khó thở;
  • Albumin niệu;
  • Rối loạn tiểu tiện;
  • Tầm nhìn không rõ;

Các tác dụng phụ khác của hoạt chất Tramadol trước thử nghiệm lâm sàng và sau khi đã lưu hành trên thị trường:

  • Tăng huyết áp thế đứng;
  • Phản ứng phản vệ;
  • Nổi mề đay;
  • Hội chứng Stevens-Johnson;
  • Rối loạn chức năng nhận thức;
  • Có ý định tự tử;
  • Viêm gan;
  • Creatinine tăng cao;
  • Hội chứng serotonin.

Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Opetradol thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

8. Thận trọng khi dùng thuốc Opetradol

  • Thận trọng dùng Opetradol với các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, các hợp chất 3 vòng, Opioid, IMAO, thuốc an thần hay các thuốc làm giảm ngưỡng co giật;
  • Các bệnh nhân bị động kinh, có tiền sử hay nguy cơ co giật phải thận trọng khi dùng Opetradol;
  • Nguy cơ gây suy hô hấp tăng lên trên những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp hay dùng liều cao Tramadol với thuốc tê, thuốc mê và rượu;
  • Thận trọng khi sử dụng Opetradol cho các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu;
  • Thận trọng khi sử dụng Opetradol cho các bệnh nhân nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện;
  • Thận trọng khi sử dụng Opetradol cho các bệnh nhân nghiện rượu mạn tính vì có nguy cơ gây độc tính trên gan;
  • Việc dùng Naloxon để xử lý quá liều Tramadol có thể gây tăng nguy cơ co giật;
  • Với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/ phút thì không nên dùng không quá 2 viên Opetradol cho mỗi 12 giờ;
  • Thận trọng dùng Opetradol với bệnh nhân suy gan nặng;
  • Không dùng quá liều Opetradol đã được chỉ định.
  • Không dùng Opetradol với các thuốc khác chứa Paracetamol hay Tramadol.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Opetradol. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Opetradol theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản Opetradol ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp lên thuốc.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-opetradol/

Công dụng thuốc Dofluzol Previous post Công dụng thuốc Dofluzol
Công dụng thuốc Clindacine 300 Next post Công dụng thuốc Clindacine 300