Công dụng thuốc Fluotin 20

Công dụng thuốc Fluotin 20

Fluotin 20 có thành phần chính là Fluoxetin 20mg, thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng, hộp 2 vỉ x 10 viên. Để nâng cao hiệu quả điều trị, phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn người bệnh cần phải hiểu rõ tác dụng cũng như tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng thuốc Fluotin 20.

1. Thuốc Fluotin 20 là thuốc gì? Công dụng thuốc Fluotin 20

Hoạt chất Fluoxetine trong thuốc Fluotin 20 là thuốc chống trầm cảm hai vòng, có tác dụng chống trầm cảm bằng cơ chế ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin của các tế bào thần kinh trung ương. Từ đó, thuốc Fluotin giúp chống trầm cảm, chống chứng ăn vô độ và rối loạn xung lực cưỡng bức ám ảnh.

Nhờ tác động đặc hiệu lên các nơron tiết serotonin, Fluoxetin giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ thường thấy ở các thuốc chống trầm cảm 3 vòng cổ điển, các thuốc tác dụng theo cơ chế đối kháng thụ thể α-adrenergic, muscarin, histamin. Từ đó dẫn đến tác dụng đối kháng cholinergic, an thần, tim mạch.

Tuy nhiên, thuốc Fluotin 20 có thời gian tác dụng chậm, thông thường phải cần từ 3 – 5 tuần mới có tác dụng điều trị đầy đủ. Vì vậy ở những bệnh nhân trầm cảm nặng thì khó có thể thuyên giảm ngay bằng thuốc Fluotin.

2. Chỉ định của thuốc Fluotin 20

Thuốc Fluotin 20 được chỉ định điều trị các bệnh lý sau đây:

3. Chống chỉ định của thuốc Fluotin 20

Thuốc Fluotin 20 không được sử dụng trong những trường hợp:

  • Người bệnh quá mẫn với Fluoxetin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc;
  • Người bệnh đang sử dụng các thuốc ức chế Monoamine oxidase (MAOI): không nên kết hợp 2 thuốc này với nhau hoặc cần ngưng điều trị MAOI tối thiếu 2 tuần trước khi bắt đầu điều trị bằng Fluotin 20.
  • Bệnh nhân đang điều trị với thuốc Pimozid
  • Người đang dùng Thioridazin không nên dùng đồng thời với Fluoxetin, hoặc phải ngưng Fluoxetin ít nhất 5 tuần mới được dùng Thioridazin.
  • Bệnh nhân suy thận nặng, độ thanh thải creatinine dưới 10 ml/phút

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Fluotin 20

Cách sử dụng: Thuốc Fluotin 20 được sử dụng bằng đường uống. Bệnh nhân nên uống toàn bộ viên thuốc Fluotin 20mg, không nên nhai, bẻ, nghiền nát vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Thuốc thường được sử dụng một lần vào buổi sáng.

Liều dùng trong từng trường hợp như sau:

Trầm cảm:

  • Người lớn: liều khởi đầu 20mg/lần/ngày. Có thể tăng đến liều 80 mg/ngày (60 mg/ngày ở người lớn tuổi) nếu không đáp ứng sau nhiều tuần. Khi liều trên 20 mg/ngày nên chia làm 2 lần buổi sáng và buổi trưa.
  • Trẻ em từ 8 tuổi trở lên: liều khởi đầu 10 mg/lần/ngày, tăng liều lên 20 mg/ngày sau 1 tuần.

Chứng ăn vô độ: Dùng liều 60 mg/ngày

Rối loạn xung lực cưỡng bức – ám ảnh:

  • Người lớn: liều khởi đầu 20 mg/lần/ngày. Có thể tăng đến liều 60 – 80mg/ngày nếu không đáp ứng sau nhiều tuần.
  • Trẻ em từ 7 tuổi trở lên: trẻ nhẹ cân liều khởi đầu 10 mg/lần/ngày, tăng liều lên 20 -30mg/ngày sau vài tuần nếu cần thiết; thanh thiếu niên cân liều khởi đầu 20 mg/lần/ngày, có thể tăng lên đến liều 60mg/ngày sau 2 tuần.

Hội chứng hoảng sợ: liều khởi đầu 20 mg/lần/ngày, có thể tăng liều lên 20 mg/ngày sau 1 tuần và tối đa 60mg/ngày sau vài tuần.

Rối loạn tiền kinh nguyệt: Liều dùng 20 mg/ngày, dùng 14 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh đến ngày đầu chu kỳ kinh sau, điều trị tối đa đến 6 tháng, không nên dùng liên tục thời gian dài.

Cần lưu ý: Liều lượng dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Cách xử trí khi quên thuốc, quá liều thuốc Fluotin 20

Quên liều thuốc:

  • Trường hợp bệnh nhân vừa quên thuốc so với quy định trong đơn thuốc thì có thể nhanh chóng uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu đã đến thời gian dùng liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên, uống liều kế tiếp như dự định, không dùng liều gấp đôi.

Quá liều thuốc:

  • Khi dùng Fluotin 20 quá liều người bệnh cần dừng thuốc ngay và đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời. Các triệu chứng thường gặp là nôn, buồn nôn, rối loạn nhịp tim không triệu chứng, động kinh, ngưng tim. Bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều cần phải điều trị các triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu của Fluotin.

4. Tác dụng phụ của thuốc Fluotin 20

Khi dùng thuốc Fluotin 20 người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Thường gặp: Mệt mỏi, tiểu chảy, buồn nôn, khô miệng, rối loạn vị giác, giảm thèm ăn, nhức đầu, mất ngủ, liệt dương, cảm giác lo sợ, thao thức, căng thẳng, thờ ơ;
  • Ít gặp: Khó chịu, khó nuốt, suy nghĩ bất thường, co giật cơ, rối loạn vận động, mất điều hòa, rối loạn cân bằng, rụng tóc, khó tiểu;
  • Hiếm gặp: Đau thực quản, phản ứng phản vệ, hạ natri máu, giãn đồng tử, viêm mạch, tiết sữa.

Nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng trên khi sử dụng thuốc Fluotin 20 thì cần ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp.

5. Tương tác của thuốc Fluotin 20

Fluotin 20 có thể tương tác nếu dùng đồng thời với những thuốc và chất sau:

  • Các thuốc chuyển hóa bởi isoenzyme thuộc cytochrome CYP2D6 ở gan như Flecainid, Encainid, Carbamazepin;
  • Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) như Furazolidon, Procarbazin và Selegilin
  • Liệu pháp sốc điện: có thể gây cơn co giật kéo dài nếu điều trị đồng thời với Fluotin;
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Diazepam, Phenytoin;
  • Thuốc gắn kết với protein.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Fluotin 20

  • Thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc động kinh;
  • Bệnh nhân bị tiền sử rối loạn đông máu hoặc bị bệnh tim cần được tư vấn kĩ và chỉ được điều trị nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân tăng nhãn áp, đặc biệt là tăng nhãn áp góc đóng không nên điều trị đồng thời với thuốc Fluotin
  • Bệnh nhân đái tháo đường khi dùng thuốc Fluotin có thể bị thay đổi việc kiểm soát đường huyết;
  • Thận trọng ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan, chức năng thận, cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân này
  • Thận trọng ở những người lái xe và vận hành máy móc vì gây tình trạng buồn ngủ;
  • Tính an toàn của thuốc Fluotin 20 cho phụ nữ có thai chưa được thiết lập, cho nên không khuyến cáo sử dụng thuốc này;
  • Phụ nữ cho con bú: Fluoxetin trong thuốc Fluotin 20 có thể phân bố vào sữa mẹ, vì thế không nên dùng thuốc ở phụ nữ đang hoặc có dự định cho con bú;
  • Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc nhức đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.

Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng thuốc Fluotin 20, liều dùng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả khi điều trị và phòng tránh các tác dụng phụ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-fluotin-20/

Công dụng thuốc Plenmoxi Previous post Công dụng thuốc Plenmoxi
Công dụng thuốc Hetopartat 3g Next post Công dụng thuốc Hetopartat 3g