Công dụng thuốc Ferricure 150mg

Công dụng thuốc Ferricure 150mg

Thuốc Ferricure 150mg có thành phần chính là Fe(III) có tác dụng bổ sung sắt cho những đối tượng thiếu hụt sắt do mất máu hoặc thiếu máu thứ phát ở trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ có thai và cho con bú. Mặc dù có mục đích chủ yếu là bổ sung vi chất sắt nhưng việc lạm dụng thuốc cũng có thể dẫn tới một số tác dụng không mong muốn nguy hiểm cho người bệnh.

1. Công dụng của thuốc Ferricure

Sắt là một vi chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, vì tham gia vào nhiều quá trình tổng hợp như tạo Hemoglobin, cấu tạo nên hồng cầu có nhiệm vụ đưa oxy đến các cơ quan hay hỗ trợ xây dựng khối cơ bắp rắn chắc, khỏe mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, sắt còn giúp nâng cao chức năng nhận thức do não được cung cấp đầy đủ oxy. Tăng cường sản sinh các tế bào T – Lymphocytes, do đó cải thiện hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Thuốc Ferricure với thành phần chứa hoạt chất chính là Fe (III) sẽ trực tiếp bổ sung một lượng vi chất sắt từ 0,5-9mg vào tuần hoàn chung cho cơ thể người khoẻ mạnh. Vì vậy thuốc sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị thiếu hụt sắt: suy dinh dưỡng, hồi phục sau phẫu thuật
  • Thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu thứ phát do mất máu mạn tính
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung sắt
  • Điều trị chậm lớn, còi cọc ở trẻ em

2. Sử dụng thuốc Ferricure như thế nào?

Thuốc Ferricure nên được dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn, liều lượng và thời gian sử dụng còn phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt của người bệnh. Liều dùng hàng ngày có thể chia thành các liều nhỏ hoặc dùng một lần, liều tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 50mg sắt/lần x 2 lần/ngày
  • Trẻ em dưới 12 tuổi nên có bác sĩ chuyên khoa chỉnh liều phù hợp theo cân nặng

Trong trường hợp thiếu máu có biểu hiện triệu chứng rõ rệt thì cần điều trị trong khoảng 3-5 tháng cho đến khi giá trị hemoglobin trở lại bình thường. Sau đó cần tiếp tục điều trị trong khoảng vài tuần với liều chỉ định cho chứng thiếu sắt tiềm ẩn để bổ sung lại lượng sắt dự trữ.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ferricure

Thuốc Ferricure có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Sốt
  • Táo bón
  • Phân đậm màu hoặc phân đen, phân hắc ín
  • Có máu hoặc vệt máu trong phân
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng
  • Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày, nôn mửa
  • Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng mắt, môi, miệng hoặc lưỡi)

Thuốc Ferricure chống chỉ định trong các trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc, thiếu máu không phải do nguyên nhân thiếu sắt hoặc Hội chứng Hemochromatosis, hội chứng Hemosiderosis,… gây nồng độ sắt cao trong máu. Nếu sử dụng thuốc Ferricure quá liều có thể dẫn tới nôn mửa, tiêu chảy, đau thượng vị,… Do đó cần theo dõi chặt chẽ những biểu hiện này của người bệnh để phát hiện dấu hiệu ngộ độc sớm.

Khi sử dụng thuốc Ferricure cũng cần lưu ý một số tương tác thuốc có thể xảy ra như:

  • Thuốc kháng acid dịch vị có thể làm giảm hấp thu sắt dẫn tới giảm hiệu quả điều trị
  • Thuốc bổ sung sắt có thể gây ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các thuốc như Thyroxin, Tetracycline, Carbidopa, Levodopa, Cholestyramine,…
  • Chloramphenicol ngăn cản sự đào thải sắt trong huyết tương, do đó gây cản trở quá trình vận chuyển sắt vào hồng cầu, làm chậm quá trình tạo hồng cầu.
  • Thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả khi test cùng với Benzidine, do đó nên ngừng sử dụng Ferricure trước vài ngày thực hiện chỉ định trên.

Thuốc Ferricure 150mg có thành phần chính là Fe(III) có tác dụng bổ sung sắt cho những đối tượng thiếu hụt sắt do mất máu hoặc thiếu máu thứ phát ở trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ có thai và cho con bú. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-ferricure-150mg/

Tìm hiểu về thuốc đặt hậu môn Voltaren Previous post Tìm hiểu về thuốc đặt hậu môn Voltaren
Cách dùng thuốc Inofolic hiệu quả Next post Cách dùng thuốc Inofolic hiệu quả