Công dụng thuốc Diaprid 4

Công dụng thuốc Diaprid 4

Thuốc Diaprid 4 là thuốc là gì? Thuốc Diaprid có thành phần chính là hoạt chất Diaprid 4 4 mg. Thuốc được sử dụng với mục đích điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin về thuốc Diaprid 4 có tác dụng gì?

1. Thuốc Diaprid 4 có tác dụng gì?

Thuốc Diaprid 4mg được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị đái tháo đường týp 2 không phụ thuộc insulin ở người lớn, khi nồng độ đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục và giảm cân đơn thuần.

Mặt khác, loại thuốc này không được kê đơn trong các trường hợp sau:

  • Đái tháo đường phụ thuộc insulin.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc dự định có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Bệnh nhân suy thận, suy gan nặng.
  • Người nhiễm ceton acid do đái tháo đường.
  • Người mẫn cảm với các thành phần thuốc, với các sulfonylurê khác.
  • Tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường
  • Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường.
  • Các trường hợp mắc bệnh cấp tính.

2. Cách dùng, liều dùng thuốc

Thuốc Diaprid 4 được sử dụng bằng đường uống, mỗi ngày 1 lần vào ngay trước hoặc trong bữa ăn sáng hoặc bữa ăn trưa. Lưu ý, uống nguyên viên, không được bẻ viên thuốc.

Liều dùng khuyến cáo của thuốc như sau:

  • Liều khởi đầu 1 mg x 1 lần/ngày. Sau đó, cứ mỗi 1 – 2 tuần, nếu chưa kiểm soát được glucose huyết, thì tăng liều thêm 1 mg/ngày. Dùng liều này cho đến khi kiểm soát được glucose huyết.
  • Liều dùng tối đa của Diaprid 4 là 8 mg/ngày. Thông thường, người bệnh đáp ứng với liều 1 – 4 mg/ngày, rất hiếm khi dùng đến 6 hoặc 8 mg/ngày.
  • Liều dùng lớn hơn 4 mg/ngày chỉ có kết quả tốt hơn ở một số trường hợp đặc biệt.

Sau khi uống 1 mg Diaprid 4 mà đã có hiện tượng hạ glucose huyết thì người bệnh đó có thể chỉ cần điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập.

Khi bệnh được kiểm soát, glucose huyết ổn định, thì độ nhạy cảm với insulin được cải thiện. Do đó nhu cầu Diaprid 4 có thể giảm sau khi điều trị được một thời gian. Cần thay đổi liều Diaprid 4 để tránh bị hạ glucose huyết khi:

  • Cân nặng của người bệnh bị thay đổi.
  • Chế độ sinh hoạt của người bệnh thay đổi.
  • Có sự kết hợp với thuốc hoặc những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm glucose huyết.

Suy giảm chức năng gan, thận:

Trong trường hợp suy giảm chức năng thận, liều ban đầu chỉ dùng 1mg/lần/ngày. Liều dùng có thể tăng lên, nếu nồng độ glucose huyết lúc đói vẫn cao. Hệ số thanh thải creatinin

Chuyển từ thuốc khác chữa đái tháo đường sang Diaprid 4:

Liều khởi đầu bằng 1mg/ngày. Sau đó tăng liều dần như trên, dù người bệnh đã dùng đến liều tối đa của thuốc chữa đái tháo đường mà trước đây đã dùng. Nếu dùng thuốc trước đó có thời gian tác dụng kéo dài hoặc có tương tác cộng hợp với Diaprid 4, có thể phải cho người bệnh nghỉ dùng thuốc trong một thời gian (1,2 hoặc 3 ngày tùy theo thuốc dùng trước đó).

Dùng phối hợp Diaprid 4 và metformin hoặc glitazon:

Khi dùng Diaprid 4 đơn độc mà không kiểm soát được glucose huyết, có thể dùng phối hợp với metformin hoặc glitazone. Tuy nhiên, cần điều chỉnh liều, bắt đầu từ liều thấp của mỗi thuốc, sau tăng dần lên cho đến khi kiểm soát được glucose huyết. Khi sử dụng đồng thời Diaprid 4 và metformin, các nguy cơ hạ đường huyết liên quan đến Diaprid 4 vẫn tiếp tục và có thể tăng lên.

Dùng phối hợp Diaprid 4 và insulin

Sau khi dùng Diaprid 4 được một thời gian, nếu dùng Diaprid 4 đơn độc 8 mg/ngày mà không kiểm soát được glucose huyết, thì có thể phối hợp thêm với insulin. Nên bắt đầu từ liều insulin thấp, rồi tăng dần cho đến liều kiểm soát được glucose huyết. Khi kết quả đã ổn định, cần giám sát kết quả phối hợp thuốc bằng cách theo dõi glucose huyết hằng ngày.

3. Lưu ý khi dùng thuốc

Người bệnh cần được hướng dẫn đầy đủ về bản chất của đái tháo đường và cần phải làm gì để phòng tránh và phát hiện những biến chứng. Thuốc Diaprid 4 cũng như các sulfonylurê khác có thể gây hạ glucose huyết (lượng glucose trong máu hạ xuống dưới 60 mg/dl tương đương 3,5 mmol/lít). Hạ glucose huyết có thể xảy ra khi dùng thuốc quá liều hoặc ăn uống không đầy đủ, thất thường, bỏ bữa, luyện tập nặng nhọc kéo dài, uống rượu. Hạ glucose huyết thường xảy ra phổ biến hơn ở người cao tuổi, người suy gan, suy thận.

Khi quá liều dẫn đến hiện tượng cơn hạ glucose huyết: nhức đầu, vã mồ hôi, da ẩm lạnh, lo lắng, nhịp tim nhanh, người mệt lả, run rẩy, huyết áp tăng, hồi hộp, bứt rứt, tức ngực, loạn nhịp tim, đói cồn cào, rối loạn lời nói…Bệnh cảnh lâm sàng của cơn hạ glucose huyết nặng có thể giống như một cơn đột quỵ, rất dễ nhầm lẫn. Có thể tới 24 giờ sau khi uống thuốc, triệu chứng mới xuất hiện.

Để xử trí tình trạng này, đối với trường hợp nhẹ, cho người bệnh dùng ngay glucose hoặc đường trắng 20 – 30 g hòa vào một cốc nước và theo dõi glucose huyết. Cứ sau khoảng 15 phút lại cho uống một lần, cho đến khi glucose huyết trở lại bình thường.

Đối với trường hợp nặng: Người bệnh hôn mê hoặc không uống được, phải cho nhập viện cấp cứu và tiêm tĩnh mạch ngay 50 ml dung dịch glucose 50%. Sau đó phải truyền tĩnh mạch chậm dung dịch glucose 10 – 20% để tăng dần glucose huyết lên đến giới hạn bình thường. Cần theo dõi liên tục glucose huyết đến 24 – 48 giờ vì rất dễ xuất hiện hạ glucose huyết tái phát. Nếu quá nặng, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 1 mg glucagon. Nếu uống quá nhiều Diaprid 4, cần rửa dạ dày và cho uống than hoạt.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-diaprid-4/

Công dụng thuốc Fabacoem 500 Previous post Công dụng thuốc Fabacoem 500
Công dụng thuốc Vialexin 500 Next post Công dụng thuốc Vialexin 500