Công dụng thuốc Conoges 200mg

Công dụng thuốc Conoges 200mg

Thuốc Conoges 200mg thuộc danh mục thuốc kháng viêm không steroid. Sau đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Conoges 200mg.

1. Thuốc Conoges 200mg có tác dụng gì?

Thuốc Conoges 200mg có thành phần chính là Celecoxib, được bào chế dưới dạng viên nang và quy cách đóng gói là hộp 3 vỉ x 10 viên.

Tác dụng của thuốc Conoges 200mg là điều trị các triệu chứng viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn, điều trị đau cấp (sau phẫu thuật, nhổ răng), điều trị thống kinh nguyên phát, hỗ trợ điều trị trong việc làm giảm số lượng polyp trong liệu pháp thông thường điều trị polyp dạng tuyến đại trực tràng có tính chất gia đình.

2. Liều dùng & Cách dùng thuốc Conoges 200mg

Liều dùng:

  • Điều trị thoái hóa xương khớp: Thường dùng với liều 200mg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia đôi liều sử dụng 2 lần trong ngày;
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp: Dùng liều 100-200mg x 2 lần/ ngày;
  • Điều trị viêm cột sống dính khớp: Dùng liều 200mg/ ngày hoặc 100mg x 2 lần/ ngày;
  • Điều trị polyp đại trực tràng: Dùng liều 400mg/ lần x 2 lần/ ngày;
  • Với tình trạng bị đau nói chung và thống kinh: Thường dùng với liều ở người lớn là 400mg/ lần/ ngày, tiếp tục điều trị với 200mg nếu cần và trong ngày đầu. Muốn tiếp tục giảm đau có thể sử dụng liều 200mg x 2 lần/ ngày.

Cách dùng:

  • Điều trị viêm xương khớp: Uống ngày 1 lần hoặc chia làm đôi dùng 2 lần, đều có tác dụng như nhau;
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp: Dùng liều chia làm 2 lần/ ngày;
  • Nếu liều dùng tới 200mg/ lần, ngày uống 2 lần, có thể uống cùng với thức ăn hoặc không;
  • Nếu liều dùng tới 400mg/ lần, ngày uống 2 lần, uống vào bữa ăn (cùng với thức ăn).

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Conoges 200mg

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc;
  • Người có tiền sử dị ứng với sulfonamid;
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Người mắc suy tim, thận, gan nặng; viêm ruột, bao gồm cả bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.

Tác dụng phụ:

Thường gặp:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn;
  • Gặp vấn đề ở đường hô hấp: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;
  • Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương: Mất ngủ, chóng mặt, đau đầu;
  • Ảnh hưởng đến da liễu: Xuất hiện ban trên da;
  • Tình trạng chung: Đau lưng, phù ngoại biên.

Hiếm gặp:

  • Ảnh hưởng lên hệ tim mạch: Ngất, suy tim sung huyết, rung thất, nghẽn mạch phổi, tai biến mạch máu não, hoại thư ngoại biên, viêm tĩnh mạch huyết khối, viêm mạch;
  • Ảnh hưởng lên đường tiêu hóa: Tắc ruột, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa, viêm đại tràng chảy máu, thủng thực quản, viêm tụy;
  • Ảnh hưởng đến gan – mật: Mắc sỏi mật, viêm gan,vàng da, suy gan;
  • Rối loạn huyết học: Giảm lượng tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu;
  • Rối loạn chuyển hóa: Giảm glucose huyết;
  • Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương: Mất điều hòa, hoang tưởng tự sát;
  • Ảnh hưởng đến thận: Mắc suy thận cấp, viêm thận kẽ
  • Ảnh hưởng đến da liễu: Xuất hiện ban đỏ đa dạng, viêm da tróc, hội chứng Stevens – Johnson;
  • Tình trạng chung: Nhiễm khuẩn, đột tử, phản ứng kiểu phản vệ, phù mạch.

Thận trọng khi dùng Celecoxib:

  • Dù thuốc không gây tai biến đường tiêu hóa bởi ức chế có chọn lọc COX-2 nhưng cần thận trọng sử dụng với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, tá tràng, hoặc chảy máu đường tiêu hóa;
  • Do dễ gây chảy máu đường tiêu hóa và nguy cơ chức năng thận bị suy giảm tuổi nên cần thận trọng sử dụng với người cao tuổi, người bị suy nhược;
  • Celecoxib có nguy cơ gây độc cho thận, đặc biệt là khi duy trì lưu lượng máu qua thận phải cần đến Prostaglandin thận hỗ ,vì vậy bệnh nhân suy tim, suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng;
  • Thuốc có khả năng gây ứ dịch, làm bệnh nặng lên, vì vậy cần thận trong sử dụng ở những người bị phù, giữ nước ở bệnh nhân suy tim, thận;
  • Ở người bị mất nước ngoài tế bào do dùng thuốc lợi tiểu mạnh, cần phải điều trị tình trạng mất nước trước khi dùng Celecoxib;
  • Bệnh nhân mắc polyp dạng tuyến đại – trực tràng có tính chất gia đình cần theo dõi nội soi, cắt bỏ đại – trực tràng dự phòng khi cần. Cần theo dõi nguy cơ biến chứng tim mạch. Ví dụ nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ. Trường hợp dùng liều cao kéo dài (400 – 800 mg/ngày), cần đề phòng các tai biến do thiếu máu cơ tim, bởi Celecoxib không có hoạt tính nội tại kháng tiểu cầu.
  • Đối với phụ nữ mang thai: Chỉ sử dụng khi cần và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ. Không dùng thuốc ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bởi các chất ức chế tổng hợp prostaglandin có thể có tác dụng xấu trên hệ tim mạch của thai nhi;
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Chỉ sử dụng khi thực sự cần và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ;
  • Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Có thể bị chóng mặt khi sử dụng nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Hy vọng với những thông tin về thuốc Celecoxib sẽ giúp quá trình điều trị và sử dụng thuốc ở bệnh nhân được hiệu quả, an toàn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì có thể trao đổi thêm với bác sĩ chuyên môn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-conoges-200mg/

Công dụng thuốc Codcerin-E Previous post Công dụng thuốc Codcerin-E
Công dụng thuốc Allor 10 Next post Công dụng thuốc Allor 10