Công dụng thuốc Ceftibiotic

Công dụng thuốc Ceftibiotic

Thuốc Ceftibiotic 2000 được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có chứa hoạt chất chính là Ceftizoxim với hàm lượng 2000mg và 1 số tá dược khác với hàm lượng vừa đủ. Cùng tìm hiểu về công dụng và các thông tin khác về thuốc Ceftibiotic 2000 qua bài viết dưới đây.

1. Ceftibiotic 2000 là gì?

Thuốc Ceftibiotic 2000 được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có chứa hoạt chất chính là Ceftizoxim, một kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn. Ceftizoxim ức chế tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn giống như các kháng sinh Cephalosporin khác.

2. Thuốc Ceftibiotic chỉ định trong các trường hợp nào?

Thuốc Ceftibiotic được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

3. Hướng dẫn về liều dùng- cách sử dụng Ceftibiotic 2000

3.1. Cách dùng

  • Tiêm truyền thông qua đường tĩnh mạch: Pha thuốc Ceftibiotic với 50ml đến 100ml Natri clorid hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch khác.
  • Tiêm bắp sâu: Tiêm sâu vào cơ, tránh tiêm vào mạch máu. Lượng thuốc chia nhỏ, tiêm vào các vùng cơ khác nhau khi tiêm liều lớn hơn 2g.
  • Tiêm tĩnh mạch chậm: Tiêm chậm từ 3-5 phút, tiêm trực tiếp hoặc thông qua ống dịch truyền.

3.2. Liều dùng

Người lớn

  • Liều 1-2g/lần, 8-12 giờ/lần.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể truyền tĩnh mạch 2-4 g/ 8 giờ/lần, liều tối đa không vượt quá 2g/4 giờ/lần.
  • Suy thận cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp với độ thanh thải creatinin.
  • Lậu không biến chứng: Tiêm bắp một liều đơn duy nhất 1g.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 500mg/ 12 giờ/ lần.

Trẻ em

  • Nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình: 150mg/kg/ngày, chia làm 3 liều.
  • Nhiễm khuẩn nặng: 150-200 mg/kg/ngày, chia làm 3-4 liều.

Vì đây là dạng thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm dùng trong tiêm truyền nên việc tiêm thuốc được thực hiện dưới sự theo dõi của nhân viên y tế. Người bệnh không được tự ý sử dụng tại nhà, nếu bạn không hiểu rõ về quy trình tiêm truyền và cách vứt bỏ kim, ống tiêm, cũng như các vật dụng khác được sử dụng để tiêm thuốc.

4. Nên tránh gì khi tiêm Ceftibiotic?

Có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng mới. Hãy gọi cho bác sĩ, nếu bạn bị tiêu chảy ra nước hoặc có máu. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để ngăn tiêu chảy trừ khi có chỉ định bác sĩ.

5. Thuốc Ceftibiotic gây ra tác dụng không mong muốn nào?

  • Hãy liên hệ đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn xuất hiện bất kỳ các triệu chứng nào của phản ứng dị ứng sau đây: khó thở, phát ban, sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng: tiêu chảy ra nước hoặc có máu, đau dữ dội, bỏng rát, kích ứng hoặc thay đổi da ở nơi đặt kim, phát ban da, bầm tím, ngứa ran nghiêm trọng, tê, đau, yếu cơ, nhịp tim không đều, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, suy nhược bất thường, sốt, đau họng và nhức đầu với phát ban da đỏ, phồng rộp nghiêm trọng, co giật (đi ngoài hoặc co giật), hoặc vàng da (vàng mắt hoặc da).
  • Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có nhiều khả năng xảy ra hơn: đau, kích ứng hoặc cứng nơi tiêm, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tê hoặc ngứa ran, đau đầu, hoặc ngứa hoặc tiết dịch âm đạo.

Đây là một số tác dụng phụ có thể gặp, ngoài ra nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng khác thì hãy liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh.

6. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc Ceftibiotic

Trong quá trình sử dụng Ceftibiotic thì người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không sử dụng Ceftibiotic nếu bạn bị dị ứng với ceftizoxime hoặc với các kháng sinh cephalosporin khác, chẳng hạn như:cefaclor, cefadroxil , cefdinir, cefixim, cefprozil, ceftazidime, cefotaxime, cefuroxim, cephalexin,…
  • Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào (đặc biệt là penicillin) hoặc có tiền sử các bệnh: bệnh thận, bệnh gan, rối loạn dạ dày hoặc ruột như viêm đại tràng, hoặc nếu bạn bị suy dinh dưỡng.
  • Nếu thuộc các trường hợp trên, khuyến cáo thay thế Ceftibiotic bằng kháng sinh khác hoặc có thể cần điều chỉnh liều lượng.
  • Thuốc có thể ​​sẽ không gây hại cho thai nhi. Nếu bạn đang mang thai hoặc trong thời gian điều trị dự định có thai hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết để cân nhắc những lợi ích và nguy cơ
  • Hoạt chất Ceftizoxime có thể đi vào sữa mẹ và có thể gây hại cho em bé bú. Trong trường hợp cho con bú không sử dụng thuốc Ceftibiotic.

7. Những loại thuốc nào ảnh hưởng đến thuốc Ceftibiotic 2000?

  • Trước khi sử dụng Ceftibiotic, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau đây: kháng sinh như Amikacin, Gentamicin, Kanamycin, Neomycin, Streptomycin hoặc Tobramycin.
  • Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong các thuốc liệt kê trên, bạn có thể không sử dụng được Ceftibiotic, hoặc có thể cần điều chỉnh liều lượng.
  • Ngoài những thuốc kể trên có thể có những loại thuốc khác ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Ceftibiotic. Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc, sản phẩm thảo dược, thuốc nam, thực phẩm chức năng.
  • Không bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới mà không thông báo với bác sĩ điều trị của bạn.

Thuốc Ceftibiotic 2000 được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có chứa hoạt chất chính là Ceftizoxim với hàm lượng 2000mg. Thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-ceftibiotic/

Công dụng thuốc Fibrofin 145 Previous post Công dụng thuốc Fibrofin 145
Công dụng thuốc Effalgin Next post Công dụng thuốc Effalgin