Công dụng thuốc Cefdifort Cap

Công dụng thuốc Cefdifort Cap

Thuốc Cefdifort Cap có thành phần hoạt chất chính là Cefradine với hàm lượng 500mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1 có công dụng trong điều trị nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

1. Thuốc Cefdifort Cap là thuốc gì?

Thuốc Cefdifort Cap có thành phần hoạt chất chính là Cefradine với hàm lượng 500mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1 có công dụng trong điều trị nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng đường tiết niệu,

Thuốc Cefdifort Cap được bào chế dưới dạng viên nang, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.

1.1. Dược lực học của hoạt chất Cefradine

Dược chất chính Cefradine là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ I.

1.2. Dược động học của hoạt chất Cefradine

  • Khả năng hấp thu: Dược chất chính Cefradine có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và đường tiêm. Sau khi uống liều dùng là 500mg khoảng 1 đến 2 giờ thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu khoảng 15-120mcg/ml.
  • Khả năng phân bố: Dược chất chính Cefradine phân bố rộng khắp cơ thể, qua nhau thai và sữa mẹ nhưng ít qua được dịch não tuỷ.
  • Khả năng chuyển hoá: Cefradine không bị chuyển hoá trong cơ thể.
  • Khả năng thải trừ: Cefradine được thải trừ ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải trung bình từ 1-1,5 giờ.

1.3. Tác dụng của hoạt chất Cefradine

  • Dược chất Cefradine có phổ tác dụng trung bình, tác dụng đối với các loại vi khuẩn Gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu ( trừ liên cầu kháng methicillin).
  • Thuốc cũng có tác dụng đối với một số vi khuẩn gram âm cụ thể như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.
  • Các chủng kháng: Staphylococcus kháng methicillin, các Enterobacter, Proteus có phản ứng indol dương tính, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroid, Enterococcus.

2. Thuốc Cefdifort Cap điều trị bệnh gì?

Thuốc Cefdifort Cap có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng đường hô hấp (ngoại trừ viêm phổi thùy), nhiễm trùng đường niệu không kèm theo biến chứng.
  • Nhiễm trùng đường niệu nặng (bao gồm cả viêm tuyến tiền liệt) và viêm phổi thùy.
  • Viêm tai giữa nguyên nhân do nhiễm Influenzae.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Cefdifort Cap

3.1. Cách dùng thuốc Cefdifort Cap

Thuốc Cefdifort Cap được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.

3.2. Liều dùng thuốc Cefdifort Cap

  • Liều dùng điều trị nhiễm trùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng đường hô hấp (ngoại trừ viêm phổi thùy), nhiễm trùng đường niệu không biến chứng liều dùng là 500 mg x 2 lần/ngày.
  • Liều dùng điều trị nhiễm trùng đường niệu nặng (kể cả viêm tuyến tiền liệt) và viêm phổi thùy là 500 mg x 4 lần/ngày hoặc 1 g x 2 lần/ngày.
  • Liều dùng đối với trẻ trên 9 tháng tuổi là 25 – 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 đến 4 lần.
  • Liều dùng điều trị viêm tai giữa nguyên nhân do Influenzae là 75 – 100 mg/kg/ngày, chia làm 2 đến 4 lần, tối đa 4g/ngày.
  • Liều dùng đối với những người suy thận: giảm liều theo ClCr.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cefdifort Cap

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Cefdifort Cap cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn, cụ thể như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, hội chứng Lyell, tăng men gan, thay đổi các chỉ số về huyết học, thay đổi chức năng thận, viêm phổi, hội chứng PIE, bội nhiễm, thiếu hụt vitamin K và B.
  • Xuất hiện ảo giác, đau nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng ngoại ý và những tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế phù hợp về tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc Cefdifort Cap.

5. Tương tác của thuốc Cefdifort Cap

  • Tương tác của thuốc Cefdifort Cap: Khi dùng đồng thời với các thuốc gây độc với thận như aminosid, furosemid, acid ethacrynic… sẽ làm tăng độc tính với thận.
  • Sử dụng thuốc Cefdifort Cap với Probenecid làm chậm thải trừ, do đó kéo dài tác dụng của hoạt chất chính Cefradin.
  • Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng biết về những loại loại sản phẩm thảo dược hay các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc được kê đơn và thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng.
  • Tương tác của thuốc Cefdifort Cap với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá… do trong các loại thực phẩm, thức uống có chứa các loại hoạt chất khác nên có thể gây ra những hiện tượng đối kháng hoặc tác dụng hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng loại thuốc này hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Cefdifort Cap cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Cefdifort Cap

6.1. Chống chỉ định của thuốc Cefdifort Cap

  • Những người có cơ địa dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
  • Chống chỉ định của thuốc Cefdifort Cap chính là những chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này không thể linh động trong việc điều trị bệnh với loại thuốc này. Để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị, tốt nhất người sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng và cách dùng thuốc.

6.2. Thận trọng khi dùng thuốc Cefdifort Cap

  • Những người có cơ địa quá mẫn với kháng sinh Penicillin, tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng, người bị bệnh suy thận nặng.
  • Người cao tuổi, người có thể trạng bị suy kiệt.

6.3. Sử dụng thuốc Cefdifort Cap đối với phụ nữ có thai và cho con bú

  • Phụ nữ có thai: Mặc dù thuốc Cefdifort Cap không có tác động trên thai kỳ, trên sự phát triển chu sinh và sau khi sinh ở động vật ở những mức liều được dung nạp đối với động vật mẹ, độ an toàn khi có thai ở người chưa được xác định. Vì vậy, không nên dùng thuốc Cefdifort Cap đối với phụ nữ có thai ngoại trừ khi quá cần thiết và lợi ích vượt trội nguy cơ.
  • Phụ nữ cho con bú: Thuốc Cefdifort Cap được bài tiết trong sữa chuột. Hiện nay chưa có dữ liệu trên người, có nguy cơ thuốc Cefdifort Cap cũng được bài tiết qua sữa người, nên mẹ đang điều trị với thuốc này không nên cho con bú.

6.4. Tác động của thuốc Cefdifort Cap với người lái xe và vận hành máy móc

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefdifort Cap trong khi lái xe hay vận hành máy móc, vì thuốc có thể gây tác dụng phụ như đau nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ảo giác.
  • Bảo quản thuốc Cefdifort Cap ở những nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C trong đồ bao gói kín, tránh nơi có độ ẩm cao và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Cefdifort Cap tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Cefdifort Cap khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối màu hay chất, mùi mốc. Tham khảo ý kiến từ các công ty bảo vệ môi trường để biết cách tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt bỏ hay xả thuốc xuống bồn cầu hoặc các đường ống dẫn nước.

Thuốc Cefdifort Cap có thành phần hoạt chất chính là Cefradine với hàm lượng 500mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1 có công dụng trong điều trị nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi được bác sĩ điều trị chỉ định sử dụng, người bệnh cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ lâm sàng trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Cefdifort Cap để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-cefdifort-cap/

Công dụng thuốc Emthexate Previous post Công dụng thuốc Emthexate
Công dụng thuốc Cobazid Next post Công dụng thuốc Cobazid