Công dụng thuốc Buclapoxime Tablets

Công dụng thuốc Buclapoxime Tablets

Nằm trong nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, thuốc Buclapoxime tablets có công dụng điều trị bệnh gì và thuốc nên được sử dụng với đối tượng nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin quan trọng về thuốc Buclapoxime tablets.

1. Tìm hiểu thuốc Buclapoxime Tablets

Cefpodoxim 200mg là thành phần chính của thuốc Buclapoxime Tablets. Thuốc có công dụng chính trong việc điều trị những bệnh lý như:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm hầu họng.
  • Buclapoxime Tablets dùng điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Viêm phế quản, viêm phổi cấp tính và giai đoạn cấp tính của viêm phổi mãn, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, trong đó có cả nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Bệnh lậu cấp, chưa biến chứng, ở nội mạc cổ tử cung hoặc hậu môn – trực tràng
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc của da.

Thuốc được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên mỗi một đối tượng, liều dùng thuốc sẽ có sự thay đổi khác nhau sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, Buclapoxime tablets là thuốc kê đơn, vì thế chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Liều dùng thuốc Buclapoxime Tablets

Thông tin về liều dùng thuốc Buclapoxime Tablets dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân nên sử dụng liều dùng dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh lý cũng như chỉ định của bác sĩ điều trị.

Liều dùng dành cho người lớn:

  • Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên, trong đó có cả viêm amidan và viêm họng: 100 mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
  • Viêm phổi cấp tính: 200 mg mỗi 12 giờ trong 14 ngày.
  • Nhiễm lậu cầu cấp: 200 mg một liều duy nhất
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu : 100 mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 400 mg mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày.

Trẻ em:

  • Viêm tai giữa cấp tính: 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.
  • Viêm họng và viêm amiđan: 10 mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.

Liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng bệnh lý và sức khỏe hiện tại. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.

Bên cạnh đó, đối tượng là người cao tuổi và trẻ nhỏ cần hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc điều trị.

3. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Buclapoxime Tablets

Trường hợp xảy ra tác dụng phụ khi dùng thuốc thường không nhiều, tuy nhiên vẫn có một vài đối tượng bệnh nhân gặp những phản ứng nhẹ sau:

  • Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn
  • Mẩn đỏ, mày đay, ngứa, ban đỏ
  • Đau đầu hoặc chóng mặt.

Để hạn chế tác dụng phụ người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ
  • Không tự ý tăng liều hoặc giảm liều
  • Nếu nhận thấy bất kỳ phản ứng nhẹ nào cần liên hệ với bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.
  • Thuốc không được khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú

4. Xứ trí tình trạng quá liều, quên liều thuốc Buclapoxime Tablets

Quá liều và quên liều bệnh nhân nên xử lý theo cách sau:

  • Quên liều: Quên liều dùng là tình trạng xảy ra khá phổ biến, trong trường hợp nếu quên liều trong thời gian ngắn cần dùng ngay thuốc khi nhớ ra. Nếu quên liều đã gần đến thời gian dùng liều kế tiếp nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều sau như bình thường.
  • Quá liều: Quá liều là vấn đề hết sức nguy hiểm, khi dùng quá liều cần liên hệ ngay cho bác sĩ, dược sĩ đồng thời theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe để đảm bảo có cách xử lý kịp thời.

Nên chia sẻ với bác sĩ, dược sĩ về những loại thuốc bạn đang dùng kể cả thực phẩm chức năng hoặc thuốc kê đơn hay không kê đơn. Dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liều dùng phù hợp đồng thời tránh xảy ra tình trạng kháng thuốc.

Sau quá trình dùng thuốc người bệnh nên kiểm tra lại sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục dùng thuốc tiếp hay không.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về thuốc Buclapoxime Tablets nếu có thêm những thắc mắc khác người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ, dược sĩ nhằm có những chỉ định phù hợp.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-buclapoxime-tablets/

Công dụng thuốc Gatanin Previous post Công dụng thuốc Gatanin
Công dụng thuốc Quinvonic 500 Next post Công dụng thuốc Quinvonic 500