Công dụng thuốc Bixofen

Công dụng thuốc Bixofen

Thuốc Bixofen giúp chống lại hiệu quả trước tác nhân gây hại từ bên ngoài, đảm bảo cho cơ thể được an toàn, hạn chế thấp nhất tác hại của dị ứng đến sức khỏe người bệnh. Vậy để tìm hiểu Bixofen là thuốc gì? Thuốc Bixofen có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Bixofen.

1. Công dụng thuốc Bixofen là gì?

1.1. Thuốc Bixofen là thuốc gì?

Bixofen thuộc nhóm thuốc kháng Histamin – đối kháng thụ thể H1, thuốc Bixofen có thành phần chính:

  • Hoạt chất Fexofenadin Hydroclorid hàm lượng 180mg.
  • Thành phần tá dược: Lactose, tinh bột mì, avicel, PVP, magnesi stearat, sodium starch glycolate, màu đỏ ponceau.

Thuốc Bixofen được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim hàm lượng 180mg. Bixofen được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành và trẻ từ 12 tuổi trở lên.

1.2. Thuốc Bixofen có tác dụng gì?

Với thành phần Fexofenadin hydroclorid có trong thuốc sẽ giúp điều trị các trường hợp dị ứng như: viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, dị ứng ngoài da… Fexofenadin Hydroclorid là chất chuyển hóa có hoạt tính của Terfenadin, thuốc kháng Histamin thế hệ 2, làm giảm các triệu chứng dị ứng nhanh và kéo dài. Thuốc cạnh tranh với Histamin bằng cách gắn chậm vào các thụ thể H1 đường tiêu hóa, mạch máu và đường hô hấp, tạo thành các phức hợp bền vững và khó tách ra.

Thuốc Bixofen là thuốc kháng histamin thế hệ mới ít gây buồn ngủ được bác sĩ kê đơn chỉ định dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi trong những trường hợp sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa, hắt hơi, sổ mũi, ngứa vòm họng, ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Nổi mề đay, các dị ứng ngoài da khác.

2. Cách sử dụng của thuốc Bixofen

2.1. Cách dùng thuốc Bixofen

  • Dùng đường uống trực tiếp.
  • Uống nguyên viên thuốc không được nghiền nát với lượng nước thích hợp, không uống cùng nước hoa quả.
  • Thời điểm sử dụng không phụ thuộc bữa ăn

2.2. Liều dùng của thuốc Bixofen

Người lớn và trẻ >= 12 tuổi:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa 60mg x 2 lần/ngày, có thể 120 mg hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.
  • Mề đay tự phát mãn tính 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.
  • Suy thận: khởi đầu 60 mg x 1 lần/ngày.

Xử lý khi quên liều

Không nên bỏ quá 2 liều liên tiếp. Nếu liều thuốc bị quên chưa cách quá xa liều

trước đó thì có thể bổ sung thuốc ngay nhưng nếu đã quá gần liều kế tiếp thì nên bỏ liều cũ, tránh dùng gấp đôi thuốc.

Xử trí khi quá liều:

Cách xử trí: Nếu thấy các triệu chứng bất thường, ngừng thuốc và đến ngay trung tâm y tế gần nhất. Trường hợp cần thiết, sử dụng các biện pháp thông thường như rửa dạ dày để loại bỏ phần thuốc còn chưa hấp thu. Điều trị hỗ trợ và khắc phục triệu chứng là chính.

3. Chống chỉ định của thuốc Bixofen

Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Fexofenadin Hydroclorid

hay bất cứ thành phần tá dược nào được liệt kê trên đây của thuốc Bixofen

Trẻ em dưới 12 tuổi

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Bixofen

Thận trọng dùng thuốc cho người có chức năng thận suy giảm, người cao tuổi (trên 65 tuổi) thường có suy giảm chức năng thận.

Thuốc Bixofen ít gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên để phát hiện những trường hợp quá mẫn cảm có phản ứng bất thường với thuốc, nên kiểm tra phản ứng cá nhân trước khi cho lái xe hay thực hiện các công việc phức tạp đòi hỏi độ tập trung cao.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Tính an toàn và liều dùng chưa được xác định.

Cần ngừng thuốc ít nhất 24 – 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da.

Thuốc có thể làm bệnh vẩy nến nặng thêm.

Nên dùng cách xa ít nhất 2 giờ đối với các thuốc kháng Acid có chứa Nhôm hay Magie Hydroxyd.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ của thuốc trên đối tượng này. Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi lợi ích cho mẹ vượt trội hơn nguy cơ với thai nhi.

Thận trọng khi phối hợp thuốc Bixofen 180mg với những thuốc và đồ uống sau:

  • Các chất kháng Cholinergic, các chất an thần hệ thần kinh trung ương, cồn: Có thể làm tăng nồng độ các chất này.
  • Erythromycin, Ketoconazol, các chất ức chế P – Glycoprotein, Verapamil: Khiến nồng độ Fexofenadin có thể bị tăng.
  • Amphetamine, các chất ức chế Acetylcholinesterase (ở thần kinh trung ương), Rifampicin, các chất kháng Acid, nước ép hoa bưởi: Có thể gây giảm nồng độ các chất này.
  • Thuốc kháng Acid chứa Nhôm hay Magie: Dẫn đến giảm sự hấp thu Fexofenadin.
  • Nước hoa quả (như táo, bưởi, cam): Làm giảm tác dụng của hoạt chất chính Fexofenadin.
  • Rượu: Dẫn đến tăng nguy cơ an thần (buồn ngủ).

5. Tác dụng phụ của thuốc Bixofen

Thường gặp:

  • Cơ thể dễ nhiễm Virus, cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm tai giữa, ngứa họng, khó tiêu, đau lưng.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon, ho, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm xoang, buồn nôn, đau bụng nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt,.

Phản ứng quá mẫn ở một số người: Đỏ bừng, khó thở, phù mạch, sốc phản vệ, đau tức ngực.

Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoài ý muốn nào, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ thích hợp.

Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Bixofen sẽ giúp quá trình dùng thuốc ở bệnh nhân được hiệu quả, an toàn và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-bixofen/

Orle là thuốc gì? Previous post Orle là thuốc gì?
Công dụng thuốc Levoquin 500 Next post Công dụng thuốc Levoquin 500