Công dụng thuốc Atsyp

Công dụng thuốc Atsyp

Thuốc Atsyp thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là Esomeprazol hàm lượng 40mg dưới dạng Esomeprazol magnesi dihydrat, dạng vi hạt bao tan trong ruột. Thuốc bào chế dưới dạng viên nang cứng đóng hộp 3 vỉ x 10 viên. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết hơn tác dụng cũng như cách dùng Atsyp hiệu quả nhất.

1. Thuốc Atsyp có tác dụng gì?

Thuốc Atsyp được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Viêm trợt thực quản do trào ngược, phòng ngừa và điều trị tái phát lâu dài viêm thực quản đã khỏi, điều trị triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
  • Sử dụng phối hợp với các liệu pháp kháng sinh thích hợp điều trị tận gốc Helicobacter Polyri: Loét tá tràng, phòng ngừa loét đường tiêu hóa ở người bệnh loét tá tràng do Helicobacter Polyri.
  • Người bệnh đang điều trị NASID cho các bệnh lý loét dạ dày, phòng ngừa loét dạ dày cho những người bệnh có nguy cơ.
  • Hội chứng Zollinger Ellison.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Atsyp

2.1. Cách dùng

Nên dùng thuốc Atsyp lúc bụng đói, thời điểm thích hợp trước ăn 1 giờ. Nuốt nguyên viên thuốc, không nên nhai hoặc nghiền nhỏ để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Trường hợp khó uống thuốc: Có thể phân tác viên thuốc trong nửa ly nước không chứa carbonate, khuấy cho rã thuốc và uống các hạt thuốc nhỏ này với chất lỏng ngay khi pha xong hoặc trong vòng 30 phút. Rửa ly lại với ít nước và uống nước này. Nếu không nuốt được có thể dùng qua ống thông dạ dày.

2.2. Liều dùng

Người lớn:

  • Làm lành viêm thực quản bào mòn: Liều dùng từ 20 hoặc 40 mg Esomeprazol, ngày dùng 1 lần kéo dài điều trị từ 4 – 8 tuần;
  • Duy trì sự lành của viêm thực quản bào mòn: Liều dùng 20mg Esomeprazol, ngày 1 lần và không dùng thuốc quá 6 tháng;
  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản có triệu chứng: Liều dùng 20mg, Esomeprazol, ngày 1 lần kéo dài điều trị từ 4 – 8 tuần.

Trẻ em 12 – 17 tuổi:

  • Điều trị ngắn hạn GERD: Liều dùng thông thường 20 hoặc 40 mg Esomeprazol, ngày 1 lần điều trị trong 8 tuần.

Trẻ em từ 1 – 11 tuổi:

  • Điều trị ngắn hạn GERD triệu chứng: Liều dùng 10mg Esomeprazol, ngày 1 lần điều trị trong 8 tuần.
  • Trẻ em dưới 20kg điều trị làm lành viêm thực quản bào mòn dùng 10mg Esomeprazol, ngày 1 lần x 8 tuần; Trẻ em trên 20kg: 10mg hoặc 20 mg Esomeprazo, ngày 1 lần x 8 tuần.

Giảm nguy cơ loét dạ dày liên quan NSAID:

  • Liều dùng 20 hoặc 40 mg Esomeprazol, ngày 1 lần, đến 6 tháng.
  • Diệt H. pylori làm giảm nguy cơ tái phát loét tá tràng Esomeprazol (40 mg, ngày 1 lần x 10 ngày), Amoxicillin (1000 mg, ngày 2 lần x 10 ngày), Clarithromycin (500mg, ngày 2 lần x 10 ngày).

Hội chứng Zollinger-Ellison:

  • Liều dùng 40mg Esomeprazol và dùng 2 lần/ngày.
  • Điều trị thuốc kéo dài sau khi dùng dạng tiêm ngừa tái xuất huyết loét dạ dày 40mg Esomeprazol, ngày 1 lần x 4 tuần.

Người bị suy giảm chức năng gan, thận:

  • Không cần chỉnh liều dùng Esomeprazol cho người bị suy giảm chức năng gan từ nhẹ đến trung bình. Nếu bị suy gan nặng liều dùng không vượt quá 20mg/ngày.

Người già:

  • Không cần chỉnh liều dùng Esomeprazol.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Atsyp

Thuốc Atsyp không được sử dụng cho các trường hợp:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng, quá mẫn với Esomeprazole, nhóm Benzimidazoles hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thuốc
  • Người bệnh đang dùng đồng thời Nelfinavir.

4. Tương tác thuốc Atsyp

Một số dòng thuốc dưới đây khi kết hợp với Atsyp có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc: Ketoconazole, Itraconazole, Digoxin, Diazepam, Citalopram, Imipramine, Clomipramine, Phenytoin, Cisapride, Clarithromycin, Voriconazole, muối sắt, Warfarin hoặc dẫn xuất Coumarine khác.

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Atsyp điều trị

Trong quá trình sử dụng thuốc Atsyp điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nhức đầu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn/nôn
  • Viêm da, ngứa da, nổi mẩn, nổi mề đay
  • Nhìn mờ
  • Phản vệ
  • Phù mạch
  • Tăng men gan
  • Hội chứng Stevens Johnson

Hãy thông báo với chuyên viên y tế khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc Atsyp điều trị.

6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Atsyp

  • Cần thận trọng dùng thuốc Atsyp cho người cao tuổi, phụ nữ thai kỳ/cho con bú. Nếu sử dụng thuốc để điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
  • Không sử dụng Esomeprazol đồng thời Atazanavir.
  • Esomeprazol không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Hy vọng với những thông tin trên đây, sẽ giúp ích cho người bệnh về dòng thuốc Atsyp. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Atsyp về nhà tự điều trị.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-atsyp/

Công dụng thuốc Gantavimin Previous post Công dụng thuốc Gantavimin
Công dụng thuốc Maravita Next post Công dụng thuốc Maravita