Công dụng thuốc Asbunyl

Công dụng thuốc Asbunyl

Thuốc Asbunyl được biết là một siro ho dùng được cho cả người lớn và trẻ em khi mắc một số bệnh lý có ho kèm đờm. Thuốc được tạo thành chủ yếu từ hai thành phần là Terbutaline và Guaifenesin. Vậy thuốc Asbunyl nên được dùng như thế nào?

1. Công dụng thuốc Asbunyl

Trước khi tìm hiểu về công dụng thuốc Asbunyl, cùng tìm hiểu thuốc Asbunyl là thuốc gì?

Thuốc Asbunyl là thuốc tác dụng trên hệ hô hấp, có dạng siro lỏng trong, không màu, có mùi trái cây và vị ngọt.

Mỗi chai thuốc có dung tích 50ml, và cứ mỗi 5ml siro thuốc chứa: 1,5mg Terbutaline sulfat, 66,5mg Guaifenesin và một số tá dược khác (Propylen glycol, acid citric, natri edetat, natri benzoat, glycerin, sorbitol 70%, hương trái cây lỏng, natri hydroxyd, sucralose, nước tinh khiết).

Terbutaline thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc giãn phế quản chủ vận beta-adrenergic. Terbutaline hoạt động bằng cách thư giãn các cơ của đường dẫn khí (phế quản) trong phổi. Điều này khiến đường thở mở ra, từ đó giúp bạn thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, Terbutaline còn tác động được lên mạch máu ngoại vi, cơ trơn tử cung. Khi sử dụng ở liều cao có thể kích thích tim và thần kinh trung ương.

Guaifenesin được sử dụng để giúp làm sạch chất nhầy hoặc đờm từ đường hô hấp khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Guaifenesin hoạt động bằng cách làm cho chất nhầy loãng hơn và dễ ho tống đờm hơn, giúp đường hô hấp được thông thoáng.

Như vậy từ các tác dụng của 2 thành phần hoạt chất chính, thuốc Asbunyl được sử dụng để long đờm và giảm ho trong các trường hợp như sau:

2. Sử dụng thuốc Asbunyl như thế nào?

Sử dụng thuốc bằng đường uống, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.

Liều dùng thuốc Asbunyl cho người lớn mỗi lần là từ 2-3 muỗng cà phê thuốc (tương đương 10-15ml).

Với trẻ em từ 7 đến 15 tuổi mỗi lần dùng 1-2 muỗng cà phê (tương đương 5-10ml), trẻ từ 3 đến 6 tuổi dùng 1 thìa rưỡi đến 1 thìa cà phê (khoảng 2,5 – 5ml), trẻ dưới 3 tuổi mỗi lần dùng một thìa rưỡi cà phê.

Không sử dụng thuốc Asbunyl cho bất kì người nào bị dị ứng với thuốc.

Không nên dùng thuốc này cho người bị bệnh cơ tim phì đại

Sử dụng thận trọng thuốc đối với người bị tiểu đường, người tăng nhạy cảm với các amin cường giao cảm (như bệnh nhân bị nhiễm độc giáp chưa được điều trị đúng mức).

Đây là những lưu ý về các đối tượng đặc biệt khi sử dụng thuốc Asbunyl. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp khác bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ trước như:

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh mạch máu ngoại vi
  • Tăng nhãn áp
  • Phì đại tiền liệt tuyến

Thuốc Asbunyl được khuyến cáo không dùng cho mẹ bầu và chỉ nên sử dụng cho phụ nữ có thai khi đã đánh giá được lợi ích cao hơn tác hại.

Khi quá liều có thể gặp các triệu chứng như: nhức đầu, lo âu, hồi hộp, run, vọp bẻ, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp,… hay kết quả xét nghiệm có đường máu tăng, nhiễm acid lactic máu, hạ kali máu,… nên đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn cách sử dụng tiếp tục hoặc xử trí phù hợp.

Thuốc này có thể gây tương tác với một số thuốc, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn cũng đang sử dụng một trong số những thuốc sau: Thuốc ức chế MAO,

Bảo quản thuốc Asbunyl ở nhiệt độ thấp hơn 30 độ C, nơi khô ráo.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Asbunyl

Một số các tác dụng ngoài ý muốn của 2 thành phần hoạt chất chính trong thuốc có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Asbunyl chẳng hạn như:

Với thành phần Terbutaline:

  • Tăng nhịp tim
  • Thay đổi huyết áp
  • Đánh trống ngực
  • Kích động thần kinh
  • Run cơ
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Bồn chồn
  • Khó ngủ, hoặc ngủ lịm, ngủ gà
  • Người yếu, nóng bừng mặt, tức ngực, ra mồ hôi
  • Ù tai
  • Nổi mày đay
  • Phát ban
  • Phù phổi
  • Tăng đường huyết
  • Hạ kali máu
  • Tăng men gan
  • Co giật
  • Sốc phản vệ

Với thành phần Guaifenesin:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Nôn, buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Ban da
  • Nổi mày đay

Đây không phải danh sách đầy đủ tác dụng phụ và vẫn có thể còn một số điều bạn cần lưu ý trước và trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-asbunyl/

Công dụng thuốc Rapiclav-1g Previous post Công dụng thuốc Rapiclav-1g
Công dụng thuốc Zopanpra Next post Công dụng thuốc Zopanpra