Công dụng thuốc Aller Fort

Công dụng thuốc Aller Fort

Thuốc Aller Fort được sử dụng phổ biến trong điều trị triệu chứng của các bệnh đường hô hấp. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn từ phía bác sĩ chuyên khoa.

1. Sử dụng thuốc Aller Fort có tác dụng gì?

Thuốc Aller Fort có chứa hai thành phần chính là Chlorpheniramine, Phenylpropanolamine.

Trong đó, chlorpheniramine hay chlorphenamine được biết đến là hoạt chất kháng histamin, hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin gây ra các triệu chứng dị ứng trong cơ thể.

Với Phenylpropanolamine (phenylpropanolamin hay PPA), đây vốn là hoạt chất cho khả năng làm thông mũi. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm thu hẹp các mạch máu (tĩnh mạch và động mạch), đặc biệt co thắt mạch máu trong các xoang, mũi và ngực cho phép thoát dịch ở các khu vực này để làm giảm tắc nghẹt mũi.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Aller Fort được chỉ định trong điều trị triệu chứng của các bệnh đường hô hấp trên như:

2.2. Chống chỉ định

Thuốc Aller Fort chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân quá mẫn với thành phần Chlorpheniramine, Phenylpropanolamine của thuốc.
  • Chống chỉ định Aller Fort cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú.
  • Người đang sử dụng hoặc từng dùng các IMAO trong vòng 2 tuần trước đó.
  • Bệnh nhân cao huyết áp nặng hoặc mắc bệnh mạch vành trầm trọng.
  • Người đang lên cơn hen cấp hoặc có dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc hẹp.

3. Liều dùng và cách dùng

Người lớn và trẻ > 12 tuổi: Sử dụng thuốc với liều dùng 1 viên/lần, ngày dùng 3 lần.

Chú ý sử dụng nước lọc khi uống thuốc.

4. Tác dụng phụ

Aller Fort có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ, khô miệng, khô mũi hoặc có cảm giác hơi khô họng.
  • Buồn nôn, nôn, có cảm giác ăn uống không ngon miệng.
  • Táo bón, đau đầu, có dấu hiệu tăng tắc nghẽn ngực.
  • Giảm tầm nhìn, tiểu khó.

5. Tương tác thuốc

Aller Fort có khả năng tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Sử dụng chung các loại thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc Aller Fort.
  • Sử dụng chung Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Aller Fort.
  • Chlorpheniramine trong Aller Fort gây ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
  • Dùng thuốc với đồ uống có cồn sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc

  • Trước khi dùng Aller Fort, bạn cần thông báo cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc như Chlorpheniramine, Phenylpropanolamine hoặc có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính hoặc các bệnh phổi khác.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ nên người dùng không sử dụng khi đang lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo.
  • Dùng thuốc trong thời gian dài làm gia tăng nguy cơ bị sâu răng do tác dụng chống tiết acetylcholin gây khô miệng.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Aller Fort cho người bệnh nhân trên 60 tuổi vì nhóm đối tượng này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.
  • Phụ nữ có thai chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Đặc biệt, không dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ do có thể dẫn đến phản ứng nghiêm trọng như cơn động kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Thành phần của Aller Fort được tiết qua sữa mẹ và ức chế tiết sữa nên cũng cần thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Aller Fort mà các bạn nên tham khảo trước khi sử dụng. Trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần ngưng sử dụng và liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-aller-fort/

Công dụng thuốc Kupdina 100 mg Previous post Công dụng thuốc Kupdina 100 mg
Công dụng thuốc Carbamaz Next post Công dụng thuốc Carbamaz