Công dụng của thuốc Jaxtas

Công dụng của thuốc Jaxtas

Jaxtas là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton – giảm tiết acid dạ dày, được sử dụng để điều trị triệu chứng trong viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản. Thuốc được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột, hộp 2 vỉ x 7 viên. Hiểu rõ tác dụng cũng như tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng Jaxtas 20 mg sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh các tác dụng không mong muốn.

1. Jaxtas 20 mg là thuốc gì ?

Jaxtas có thành phần chính là Esomeprazole dưới dạng Esomeprazole Magnesi Trihydrat 20mg và các tá dược khác.

Esomeprazole có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày trong điều kiện bình thường và trong cả tình trạng kích thích bằng cách ức chế chuyên biệt enzym H+/K+-ATPase tại tế bào thành của niêm mạc dạ dày. Đây là enzym đóng vai trò bơm acid, hydrogen hoặc proton từ tế bào thành vào dạ dày nên Esomeprazole được coi là thuốc ức chế bơm proton.

Esomeprazole sau khi vào cơ thể sẽ gắn vào enzym H+/K+-ATPase, ngăn chặn giai đoạn cuối cùng của sự tiết acid. Trong tế bào thành của dạ dày, Esomeprazole được proton hóa và chuyển thành sulfenamid có hoạt tính dạng không đối quang và sau đó gắn với cystein của bơm proton làm enzym này bất hoạt, từ đó làm giảm lượng acid dạ dày.

2. Chỉ định của thuốc Jaxtas 20 mg

Thuốc Jaxtas 20 mg được chỉ định trong các trường hợp:

3. Chống chỉ định của thuốc Jaxtas 20 mg

Thuốc Jaxtas không được sử dụng trong những trường hợp:

  • Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Esomeprazole, các dẫn chất của Benzimidazole (omeprazole, rabeprazole, pantoprazole,…) hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Quá mẫn với các thuốc nhóm ức chế bơm proton
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Jaxtas 20 mg

Cách sử dụng: Thuốc Jaxtas 20 mg được sử dụng bằng đường uống cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Bệnh nhân nên uống toàn bộ viên thuốc Jaxtas 20mg, không nên nhai, bẻ, nghiền nát vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Thuốc được sử dụng vào buổi sáng, thường là 1h trước khi ăn.

Liều dùng cho từng trường hợp cụ thể:

Trào ngược dạ dày – thực quản nặng có kèm viêm trợt thực quản

  • 40 mg/ngày trong 4 – 8 tuần
  • Trường hợp nặng 80 mg/ngày chia 2 lần

Điều trị duy trì sau khi đã khỏi viêm thực quản: 20 mg/ ngày

Loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc dự phòng loét do stress: 20 mg/ngày trong 4 – 8 tuần

Hội chứng Zollinger – Ellison:

  • 40 mg/ lần, ngày 2 lần, điều chỉnh liều khi cần thiết
  • Phần lớn bệnh nhân được kiểm soát bệnh ở liều 80 – 160 mg/ngày
  • Khi liều trên 80 mg/ngày, nên chia làm 2 lần uống.

Diệt trừ Helicobacter Pylori: Điều trị phối hợp trong 7 ngày theo phác đồ: uống (1 viên Jaxtas 20 mg + 1000 mg Amoxicillin + 500 mg Clarithromycin)/ lần, ngày 2 lần

Một số tác dụng phụ không mong muốn bệnh nhân có thể gặp khi sử dụng thuốc Jaxtas 20 mg:

  • Thường gặp: tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, táo bón, ban ngoài da, khô miệng
  • Ít gặp: Viêm da, ngứa, viêm miệng và bệnh nấm Candida đường tiêu hóa, mệt mỏi, buồn ngủ, mất ngủ.
  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn như phù mạch, phản ứng phản vệ, tăng men gan, giảm tiểu cầu, đau khớp, yếu cơ.

5. Cách xử trí khi quên thuốc, quá liều thuốc Jaxtas

  • Trong trường hợp mới quên thuốc so với trong đơn quy định, bệnh nhân có thể nhanh chóng uống bổ sung sớm nhất có thể. Nếu đến thời gian dùng liều kế tiếp thì uống liều kế tiếp như dự định, không nên dùng liều gấp đôi.
  • Hiện nay chưa có thông tin về dấu hiệu lâm sàng hoặc triệu chứng quá liều thuốc Jaxtas được ghi nhận. Các triệu chứng được ghi nhận khi dùng liều trên 200 mg chủ yếu trên đường tiêu hóa và mệt mỏi toàn thân. Trong trường hợp quá liều thuốc Jaxtas 20 mg, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

6. Tương tác của thuốc Jaxtas

Thuốc Jaxtas 20 mg có thể tương tác nếu dùng đồng thời với những thuốc và chất sau:

  • Các thuốc chuyển hoá bằng CYP2C29 như diazepam, imipramine, clomipramine: gây tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương.
  • Các thuốc hấp thu phụ thuộc pH (ví dụ ketoconazol, muối sắt, digoxin): ảnh hưởng sự chuyển hóa của các thuốc này.
  • Thuốc ức chế cả hai CYP2C19 và CYP3A4 có thể làm tăng hơn hai lần nồng độ của Esomeprazol.
  • Atazanavir: giảm nồng độ của thuốc này trong huyết tương, làm giảm tác dụng khác virus.
  • Clopidogrel: giảm hoạt tính của thuốc, từ đó làm giảm tác dụng kháng tiểu cầu.

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Jaxtas 20 mg

  • Phải loại trừ ung thư dạ dày trước khi sử dụng thuốc Jaxtas.
  • Có thể sử dụng cho bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình, không cần điều chỉnh liều. Bệnh nhân suy gan nặng không dùng liều quá 20 mg/ngày.
  • Sử dụng thuốc Jaxtas kéo dài có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton kéo dài và liều cao có thể tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thận trọng ở người năng lái xe và vận hành máy móc vì gây buồn ngủ, mệt mỏi.
  • Bảo quản thuốc Jaxtas 20 mg nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Jaxtas 20 mg, người bệnh cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả và tránh các tác dụng không mong muốn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-cua-thuoc-jaxtas/

Công dụng thuốc Misenbo 125 Previous post Công dụng thuốc Misenbo 125
Lưu ý khi dùng thuốc giãn cơ trơn niệu quản Next post Lưu ý khi dùng thuốc giãn cơ trơn niệu quản