Ngứa bầu ngực và núm vú khi mang thai

Ngứa bầu ngực và núm vú khi mang thai

Ngứa bầu ngực khi mang thai được xem như tình trạng khá phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải. Nguyên nhân của những biểu hiện này có thể do thay đổi nồng độ hormone, tình trạng da căng… Để giảm thiểu tình trạng ngứa bầu ngực khi mang thai bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và có phương pháp cải thiện phù hợp giúp giảm thiểu tình trạng khó chịu này.

1. Nguyên nhân gây ngứa đầu vú

Thông thường ngứa bầu ngực hoặc núm vú hay đầu vú có thể do một số bệnh về da liễu hoặc dị ứng. Tuy nhiên, những cơn ngứa ngày có thể báo hiệu một triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do các yếu tố:

1.1. Đầu vú bị ngứa khi mắc các bệnh về da liễu

Viêm da dị ứng được xem như nguyên nhân phổ biến gây ngứa đầu vú. Bệnh viêm da này còn được biết đến với tên gọi khác bệnh chàm có thể gây khô da, ngứa và phát ban. Đôi khi, bạn cũng có thể bị ngứa đầu vú do viêm da tiếp xúc với việc bị tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Một số tác nhân có thể gây nên tình trạng ngứa đầu vú cũng như ngứa do viêm da tiếp xúc như: Sợi len, xà phòng, nước hoa, các chất tẩy rửa, các loại sợi nhân tạo… Ngoài ra, tình trạng khô da cũng có thể gây ngứa đầu vú và ngứa tuyến vú.

1.2. Ngứa đầu vú do quá trình mang thai

Có thể ngứa đầu vú khi mang thai sẽ tăng mức độ hơn so với trạng thái bình thường. Bởi vì khi đó ngực thường tăng kích thước dẫn đến tình trạng da căng, ngứa và bong tróc. Ngoài ra có thể do nhiễm trùng tuyến vú bởi vi khuẩn hoặc nấm hoặc tình trạng này cũng khá phổ biến ở những phụ nữ đang nuôi con bú vì bị tắc ống dẫn sữa hoặc nhiễm khuẩn khiến các mô ở ngực bị viêm và ngứa.

  • Ngứa núm vú khi mang thai không thể không kể tới sự thay đổi nội tiết tố. Trong thời gian này, hormon của thai phụ sẽ thay đổi thất thường và dường như nó có thể tăng lên đến đỉnh điểm vào ngày dự sinh. Bởi vì thế đã tạo điều kiện cho các triệu chứng khi mang thai xuất hiện như ngứa ở vùng ngực, vùng bụng, dễ nổi mề đay
  • Ngứa núm vú do da bị căng quá mức. Khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ, làn da của bạn sẽ căng ra để thích nghi với hình dáng cũng như cân nặng hiện tại. Mẹ bầu có thể nhận thấy trên cơ thể có những vết rạn nứt đặc biệt ở các vùng như đùi, mông, bụng kèm theo cảm giác nóng rát, ngứa và khó chịu. Hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau có thể từ đỏ, hồng đến xanh hoặc tím. Và những vết rạn này có thể mờ dần theo thời gian
  • Ngứa núm ví với chàm da. Bệnh chàm da được xem như tình trạng khá phổ biến mà phụ nữ ở giai đoạn mang thai có thể gặp. Dấu hiệu điển hình của bệnh này bao gồm ngứa ngực khi mang thai hoặc trên các bộ phận khác của cơ thể. Cùng với đó, làn da của bà bầu cũng trở nên thô ráp hơn, đồng thời xuất hiện các mảng đỏ, nứt nẻ, thậm chí có thể nổi vảy.
  • Ngứa núm vú do sẩn ngứa và mề đay. Khi mang thai mà xuất hiện tình trạng ngứa núm vú có thể nguyên nhân xuất phát từ chứng sẩn ngứa và mề đay. Tình trạng này sẽ khiến da hiện lên các nốt đỏ sưng, nốt mề đay theo từng cụm, lan đến các bộ phận trên cơ thể đặc biệt vùng ngực, đùi và mông.

estrogen và cân bằng nội tiết tố
Ngứa đầu vú khi mang thai có thể do sự thay đổi nội tiết tố.

1.3. Ngứa núm vú có thể do các bệnh lý khác

Khi bị ngứa núm vú có thể được xem như triệu chứng của bệnh nghiêm trọng như bệnh Paget vú – một dạng ung thư hiếm gặp có thể gây ngứa núm vú và tuyến vú. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Paget vú này có thể rất giống với chứng viêm da dị ứng nên đôi khi sẽ khiến người bệnh bị nhầm lẫn và chủ quan. Các dấu hiệu của bệnh này bao gồm: Da ngực đỏ, có khối u ở vú, núm vú bị thụt, núm vú tiết dịch, da ở vú bị thay đổi. Cảm giác ngứa và nóng ở ngực cũng có thể được xếp vào các dấu hiệu của ung thư vú đặc biệt đối với ung thư vú dạng viêm.

2. Cách làm giảm ngứa núm vú khi mang thai

2.1. Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng ngứa núm vú khi mang thai

Theo các chuyên gia, phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể nên uống khoảng 1.5 đến 2 lít nước một ngày bao gồm các loại nước lọc, nước ép trái cây, canh, súp… Tuy nhiên do quá trình mang bầu có thể làm gia tăng nhu cầu đi tiểu khiến cho bà bầu ngại uống nước. Nhưng nếu không bổ sung đủ hàm lượng nước theo nhu cầu khuyến nghị thì bà bầu có thể sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khoẻ như ngứa ngực, da khô bong tróc… Bên cạnh đó, tác dụng của việc uống đủ nước còn hỗ trợ giảm nhẹ một số tình trạng khó chịu bao gồm táo bón thai kỳ.


Hôi miệng vì nhiều cao răng có thể uống nước để cải thiện
Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng ngứa đầu vú khi mang thai

2.2. Sử dụng quần áo có chất liệu tốt và kích cỡ phù hợp

Bà bầu nên ưu tiên sử dụng quần áo có chất liệu co giãn, thấm mồ hôi tốt nhằm giúp hạn chế việc da cọ xát với vải, tránh được tình trạng ngứa có thể xảy ra. Khi lựa chọn các loại quần áo được làm từ chất liệu cotton hoặc linen sẽ giúp hỗ trợ cho da của mẹ bầu được thở một cách thoải mái thay vì khó chịu bí bách và không thoát được mồ hôi. Đối với áo ngực, mẹ bầu nên tìm mua những loại có dáng nâng đỡ, kích cỡ vừa vặn hoặc có thể lớn hơn một chút nhằm mang lại sự thoải mái khi sử dụng

2.3. Làm mát cơ thể giúp ngăn ngừa tình trạng ngứa

Thay vì cố gắng gãi để thỏa mãn cơn ngứa mà còn có thể dẫn đến tình trạng da bị trầy xước hoặc thậm chí có thể chảy máu, mẹ bầu có thể áp dụng biện pháp chườm mát nhằm làm dịu cơn ngứa núm vú khi mang thai hoặc các tình trạng do bệnh chàm da gây ra. Ngoài ra, khi tắm, mẹ bầu nên tắm ở nước có nhiệt độ vừa trong khoảng 29 đến 32 độ C và tắm trong khoảng 10 đến 15 phút nhằm tránh trường hợp da bị mất đi độ ẩm cần thiết.

2.4 Sử dụng kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa tình trạng ngứa

Sử dụng kem dưỡng ẩm có thể làm dịu cho làm da đồng thời giúp tăng độ ẩm nhằm hạn chế tình trạng ngứa núm vú khi mang thai. Tuy nhiên, đối với bà bầu khi mang thai cần lựa chọn các sản phẩm lành tính, thân thiện với làn da chẳng hạn như dầu oliu, bơ hạt mỡ, dầu jojoba…

2.5. Lựa chọn xà phòng lành tính phù hợp với làn da

Một số loại xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh sẽ làm cho da mất đi độ ẩm cần thiết, và vô tình khiến cho người sử dụng có cảm giác ngứa ngáy, da bị bong tróc. Do vậy, việc lựa chọn loại xà phòng lành tính phù hợp với làn da nhạy cảm của mẹ bầu cũng khá quan trọng trong việc vệ sinh thân thể và hạn chế tình trạng ngứa trong thời kỳ mang thai bao gồm cả ngứa ngực.

Ngoài ra, bà bầu thường xuyên sử dụng khăn mềm, sạch để xoa núm vú giúp thúc đẩy phần da thừa. Tuy nhiên, khi thực hiện những động tác này cần làm nhẹ nhàng, tránh kích thích mạnh mẽ bởi vì có thể sẽ làm cho tử cung bị co bóp nhiều làm ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai. Hoặc có thể sử dụng tay để massage, xoa bóp nhẹ bầu vú để tăng khả năng kháng bệnh của vú. Quá trình này giúp tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời kích thích tiết sữa nhiều cho mẹ bầu sau khi sinh. Tuy nhiên, không nên thực hiện mạnh và thường xuyên có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/ngua-bau-nguc-va-num-vu-khi-mang-thai/

Chảy máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp: Những điều cần biết Previous post Chảy máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp: Những điều cần biết
Trắc nghiệm: Bạn có biết nên khám thai lần đầu vào lúc nào không? Next post Trắc nghiệm: Bạn có biết nên khám thai lần đầu vào lúc nào không?