Đám rối tĩnh mạch tử cung

Đám rối tĩnh mạch tử cung

Đám rối tĩnh mạch tử cung là một hệ thống các tĩnh mạch nhỏ nối với tĩnh mạch khác giúp đẩy máu thiếu oxy về tim nhằm duy trì lưu thông máu thích hợp đối với tử cung, cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.

1. Đám rối tĩnh mạch tử cung là gì?

Đám rối tĩnh mạch là một tập hợp phức tạp các mạch máu được liên kết với nhau.

Đám rối tĩnh mạch tử cung bao gồm 2 tĩnh mạch tử cung, cùng phát sinh ở một bên của tử cung. Chúng được kết nối với đám rối âm đạo và buồng trứng.

Hai tĩnh mạch tử cung đổ vào tĩnh mạch chậu trong và có kết nối với tĩnh mạch trực tràng trên.


Đám rối tĩnh mạch tử cung
Đám rối tĩnh mạch tử cung có nhiệm vụ vận chuyển máu thiếu oxy từ tử cung về tim

2. Vai trò của đám rối tĩnh mạch tử cung

Các tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch tử cung có nhiệm vụ vận chuyển máu thiếu oxy từ tử cung trở về tim. Vai trò này cực kỳ quan trọng vì tử cung là một cơ quan cần được lưu thông máu liên tục nhằm nuôi dưỡng các mô, cơ và để các chất như glucose, hormone có thể thực hiện được chức năng của chúng.

Các tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch tử cung cần phối hợp với các động mạch tử cung để thúc đẩy lưu thông máu, giúp điều chỉnh các hoạt động trong tử cung diễn ra bình thường như mang thai, chu kỳ kinh nguyệtmãn kinh.

Trong quá trình chuyển dạ, đám rối tĩnh mạch tử cung đóng một vai trò rất quan trọng để duy trì sự lưu thông máu thích hợp. Khi các cơ tử cung co lại, việc các tĩnh mạch trong đám rối hoạt động đủ tốt để cung cấp máu cho tử cung là rất quan trọng.

Do đó, đám rối tĩnh tử cung rất quan trọng, giúp đẩy máu thiếu oxy về tim nhằm duy trì lưu thông máu thích hợp đối với tử cung, cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/dam-roi-tinh-mach-tu-cung/

Kết quả sàng lọc di truyền trước chuyển phôi của bạn được hiểu như thế nào? Previous post Kết quả sàng lọc di truyền trước chuyển phôi của bạn được hiểu như thế nào?
Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai Next post Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai