Nấm men: Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả

Nấm men: Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả

Hỏi

Thưa bác sĩ, em có tìm hiểu biểu hiện bệnh của mình trên mạng. Theo mô tả em bị nấm men, cần hỏi bác sĩ cách phòng tránh và điều trị hiệu quả ạ.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Nguyên tắc chung của điều trị:

  • Xác định và loại bỏ các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng trong điều trị nấm Candida da/niêm mạc.
  • Dùng kháng sinh chống nấm.

Điều trị cụ thể với từng loại nhiễm:

  • Nhiễm Candida da:
  • Tổn thương khu trú: Thuốc bôi gồm imidazol (bifonazol, clotrimazol, fenticonazol, isoconazol, ketoconazol, miconazol, omoconazol, oxiconazol, terconazol), allylamines (terbinafin) bôi 2 lần/ngày đến khi tổn thương khỏi.
  • Trường hợp tổn thương kéo dài, không đáp ứng với thuốc bôi, có thể sử dụng một trong các thuốc kháng sinh chống nấm sau:
    • 53 Ketoconazol 200mg/ngày, trong 7 ngày.
    • Fluconazol 150 mg/tuần, trong 4 tuần.
    • Itraconazole 200mg x 2 lần/ngày, trong 4 tuần.
    • Posaconazol 800 mg/ngày, trong 3 tuần.
    • Voriconazole tiêm tĩnh mạch 4mg/kg/12 giờ hoặc uống 100-200 mg/12 giờ.
  • Trong trường hợp Candida kháng thuốc: Sử dụng thuốc chống nấm echinocandins (caspofungin, micafungin).
  • Nhiễm Candida niêm mạc:
  • Viêm miệng: Nystatin dạng dung dịch, súc miệng 2-3 lần/ngày (khuyến cáo sau khi súc miệng nên nuốt thuốc). Trong trường hợp nặng có thể dùng thuốc đường uống như trên.
  • Viêm âm hộ/âm đạo:
    • Thuốc chống nấm nhóm azol dạng đặt hoặc dạng kem gồm butoconazole, clotrimazol, econazol lipogel, fenticonazol, ketoconazol, miconazol, omoconazol, oxiconazol và terconazol.
    • Thuốc đặt tại chỗ: miconazole hoặc clotrimazole 200mg, đặt âm đạo 1 lần/tối trong 3 ngày; clotrimazol 500mg, đặt âm đạo liều duy nhất; econazole 150mg, đặt âm đạo 1 lần/tối trong 2 ngày.
    • Có thể sử dụng thuốc uống: fluconazol 150 mg, uống liều duy nhất; itraconazole 100mg, uống 2 lần/ngày trong 3 ngày.
  • Viêm quy đầu: Các thuốc bôi và uống tương tự như nấm Candida da.
  • Nhiễm Candida quanh móng và móng:
  • Thuốc bôi: dung dịch amorolfine bôi 1 lần/tuần trong 6 tháng, ciclopiroxolamin 8% bôi 1 lần/ngày trong 3-6 tháng.
  • Thuốc đường toàn thân: itraconazole 200mg/ngày trong 3 tháng, hoặc 200 mg/12 giờ trong 1 tuần của 1 tháng và lặp lại 2 tháng kế tiếp, hoặc fluconazol 150- 300 mg/tuần trong 4-6 tuần, hoặc terbinafine 250mg/ngày trong 3 tháng
  • Nhiễm Candida da/niêm mạc mạn tính và u hạt:
  • Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân như nhiễm Candida quanh móng và móng.
  • Trong trường hợp đáp ứng kém hoặc kháng lại thuốc chống nấm, điều trị amphotericin B tiêm tĩnh mạch 1 lần, cách nhau 3 ngày, liều ban đầu 0,1 mg (với tổn thương khu trú) và 0,7 mg/kg (tổn thương lan rộng và tiến triển). Khi tổn thương đáp ứng thì chuyển sang sử dụng các thuốc như itraconazol 200mg/12 giờ trong 4 tuần; hoặc fluconazol 150-300 mg/tuần trong 4 tuần; hoặc voriconazol tiêm tĩnh mạch 4mg/kg/12 giờ, posaconazol 800mg/ngày.
  • Nếu nấm Candida kháng 54 thuốc có thể sử dụng với liều 70 mg/ngày đầu tiên, tiếp đến 50mg/ngày trong 30 ngày.
  • Lưu ý: các thuốc kháng sinh dùng đường uống có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt đối với gan, thận vì vậy cần xét nghiệm trước khi điều trị để có chỉ định đúng.

Về cách phòng bệnh

  • Vệ sinh da thường xuyên.
  • Giữ khô các nếp gấp, có thể sử dụng các bột talc làm khô.
  • Quần, áo, tất, giày cần làm khô, phơi nắng, là trước khi sử dụng
  • Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh kéo dài.

Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể đến các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Suckhoe248 để được tư vấn kỹ càng hơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Suckhoe248. Trân trọng!

ThS.BS Lê Nhất Nguyên – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.


Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/san-phu-khoa-ho-tro-sinh-san/tu-van-bac-si/nam-men-cach-phong-tranh-va-dieu-tri-hieu-qua/

Mệt mỏi cơ và đau bụng dưới sau khi cắt tử cung toàn phần có sao không? Previous post Mệt mỏi cơ và đau bụng dưới sau khi cắt tử cung toàn phần có sao không?
Sau cắt chỉ, vết mổ lồi lên và có mủ cần làm gì? Next post Sau cắt chỉ, vết mổ lồi lên và có mủ cần làm gì?